Họ Phạm Hồng Thái
Các đời

Cụ Phạm Đức Duật (87 tuổi) là người cao tuổi thứ 2 trong họ Phạm cùng các con cháu về dự lễ khánh thành Từ đường ngày 1.1.2022



Gia phả họ Phạm do cụ Phạm Đức Duật biên soạn

Tác giả: Cụ Phạm Đức Duật, ngày đăng: Oct. 14, 2020, 2:04 p.m.

Sách Trùng san Lam Sơn thực lục do nhà xuất bản Khoa học xã hội, phát hành tại Hà Nội năm 1992, trong lời mở đầu bài đề tựa Lam Sơn thực lục, Lam sơn động chủ tức Lê Lợi viết: “Trẫm nghĩ vật gốc ở trời, người gốc ở tổ, ví như cây nước có cội nguồn. Vậy nên từ xưa các bậc đế vương hưng khởi, như nhà Thương bắt đầu từ Hữu Tung (Nhung), nhà Chu bắt đầu từ Hữu Thai, đại để gốc lớn thì lá rậm, nguồn sâu thì dòng dài. Nếu không phải do nhân đức đời trước vun đắp được dầy, phúc trạch đời trước chung đúc được thịnh, thì sao có thể như thế?”. Dân gian có câu “ Cây có cội, nước có nguồn” hoặc “Lá rụng về cội” đều nói lên truyền thống rất tốt đẹp của nhân dân ta luôn nhớ đến tổ tiên. Ai cũng muốn biết rõ và ghi lại gốc gác của mình, chẳng kể tổ tiên xa xưa xuất thân từ giàu sang hay bần hàn. Việc ghi chép gia phả ở nước ta có từ lâu và dòng họ nào cũng rất coi trong việc lập gia phả, coi đó là nghĩa vụ thiêng liêng không thể thờ ơ được. Gia phả họ Phạm thôn nhà được khởi thảo bằng chữ Hán từ đời cụ Bách Hộ Phạm Toàn đời thứ 8 của ngành trưởng (Thời Lê Vĩnh Thịnh 1705 – 1719. Đến đời thứ 10, cụ Trùm Lượng ủy quyền cho con trai là cụ Lý Hướng (đỗ khóa sinh) sao lại vào thời Minh Mệnh (1820 – 1840). Đầu năm Nhâm Tý (1972), sau ngày mừng thọ cụ Phạm Riến 70 tuổi và người em ruột là cụ Phạm Dởn 55 tuổi, hai cụ đã dành thời gian dịch ra chữ quốc ngữ và biên soạn, bổ sung, viết tay trên giấy bìa cứng khổ 37,5 X 24,5 cm, ngoài bìa đề TỘC PHẢ HỌ PHẠM, THÔN TẢ PHỤ, XÃ HỒNG THÁI, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH. Ngày 20.03.1972, hai cụ còn lập một sơ đồ thế hệ họ Phạm trên giấy troki, trình rất cụ thể từ đời thứ nhất (Cụ thủy tổ) đến con cháu đời thứ 16. Mấy năm gần đây Cụ Phạm Bi đời thứ 14 và ông Phạm Liệc đời thứ 15(trưởng họ) cùng bà con trong họ ủy quyền cho tôi là Phạm Đức Duật đời thứ 15, biên soạn bổ sung trên cơ sở bản chữ quốc ngữ năm 1972. Nhưng vì bận công tác nên tôi chưa có thời gian để hoàn thành ngay được. Nay đã nghỉ hưu và gian đình chuyển lên Hà Nội, tôi vẫn cố gắng tranh thủ hoàn thành công việc để khỏi phụ lòng bà con anh em trong họ trông chờ. Việc kế tiếp để hoàn thành quyển gia phả cho một dòng họ nhiều đời, không thể một, hai người làm được mà phải được bà con anh em cả họ đồng lòng giúp đỡ. Cho nên dù đã có những cố gắng nhất định song vẫn còn một số điểm chưa thể hoàn hảo được: 1. Chi họ Phạm ở thôn Dương Cước hiện nay, gần đây mới được xác minh: Cụ Phạm Chinh, đời thứ 7, chi thứ 2 họ nhà đã thiên cư xuống Kim cước (sau là Dương Cước) làm ăn sinh sống. Con cháu cụ Phạm Chinh đến nay, chúng tôi biết được còn rất sơ sài. 2. Gia phả năm 1972 chép: Gia đình cụ Phạm Ngật, đời thứ 14, chi thứ 3, làm ăn sinh sống ở Hà Đông, nhưng đến nay chúng tôi cũng chưa tìm thấy. 3. Con cháu ở đời 16,17 của các chi cũng chưa được thống kê đầy đủ. 4. Mặc dù còn mấy điểm chưa rõ ở trên, song thấy không nên quá cầu toàn, chúng tôi vẫn mạnh dạn viết bản gia phả này, trình với bà con anh em cả họ vào dịp đầu xuân Nhâm Ngọ (2002) để tổ tiên minh chứng và nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung cho quyển gia phả họ nhà hoàn hảo hơn. Trước khi viết phần chính văn, chúng tôi xin trình bầy một số tư liệu có liên quan đến nguồn gốc họ Phạm thôn nhà: Cụ thủy tổ họ Phạm từ Bình Giang (Hải Dương) đến đât Mỹ Xá, huyện Hưng Nhân cũ đã lâu. Cha chú của Phạm Cự Lượng làm tướng quốc đời Lê Đại Hành (980 -1005) là thuộc dòng họ này. Khi đánh quân Tống, Phạm Cự Lượng đã phục binh và bắt tù binh Tống ở dốc Văn ngày nay. Do đó ông được phong thực ấp. Sau này đại tướng, Thái úy Phạm Cự Lượng đã được Lý Thánh Tông phong làm Hồng Thánh đại vương. Khi ông mất, nhân dân vùng thực ấp lập đền thờ. Đầu thế kỷ 13, triều Lý đã suy, Quách Bốc nổi loạn ở kinh đô, Vua Lý phải chạy lên Tây Bắc, Thái tử Sảm phải chạy về hành cung Ngự Thiên. Lúc này trước thế lực của họ Trần ngày càng lớn mạnh, bên cạnh các họ Tô, họ Phùng, lịch sử còn ghi Phạm Cự Sỹ (Cháu Phạm Cự Lượng) cũng là người có lực lượng quân sự và Phạm Thị Huệ, người con gái thông minh, có học vấn đã khuyên chồng là Bảo Lương thấy rõ thái sư Đàm Dĩ Mông, một kẻ bất tài lại chuyên quyền xa xỉ. Cho nên họ Phạm, họ Tô, họ Phùng phải biết hợp tác với họ Trần đánh dẹp giặc cướp, bảo vệ hành cung Ngự thiên của nhà Lý. Khi nhà Trần dấy lên, Đoàn Thượng kiên quyết chống lại nhà Trần để bảo vệ nhà Lý thì một số cháu chắt Phạm Cự Lượng đi theo Đoàn Thượng. Đoàn Thượng thất bại, một số con cháu họ Phạm trở về Thanh Miện, Bình Giang (Hải Dương), một số người dời về vùng Kiến Xương. Sau này chúng ta còn thấy nhiều làng ở vùng Nam Kiến Xương có đình đền thờ Đoàn Thượng. Tuy nhiên nhiều làng ở vùng Hưng Nhân, Duyên Hà cũ, con cháu họ Phạm vãn phát triển khá đông, cho đến thế kỷ 15,16,17 con cháu họ Phạm vẫn tiếp tục chuyển cư về vùng Đông Nam của Thái Bình. Cụ thủy tổ Phạm Huệ Sơn ở ấp Vân Cước cũ (nay là thôn Tả Phụ, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương) từ làng Hiến Nạp (tục gọi làng Nấp, huyện Diên Hà) chuyển cư về đầu thế kỷ 16. Cuốn gia phả chữ Hán viết đầu niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê (1740 – 1786) còn ghi được cụ Phạm Huệ Sơn, sinh năm niên hiệu Hồng Đức thứ 23, đời Lê Thánh Tông (1492). Đi cùng cụ thủy tổ đến đất này còn có người em trai là Phạm Phúc Ngọc. cùng thời gian ấy còn có cụ thủy tổ họ Vũ, họ Đặng, họ Nguyễn…Sau các cụ trở thành những vị đầu tiên lập ra ấp Vân Cước và cùng được thờ làm Thành Hoàng tại đình thôn Tả Phụ.

ĐỜI THỨ NHẤT
Đức thủy tổ: PHẠM HUỆ SƠN, nguyên quán xã Hiến Nạp (tục gọi làng Nấp) nay thuộc xã Minh Khai, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đức thủy tổ sinh năm Nhâm Tý (1492), niên hiệu Hồng Đức thứ 23 (Đời Lê Thánh Tông 1460 – 1497). Cụ mất ngày 17.5 âm lịch. Tên hèm là THỦY TIÊN TỔ KHẢO PHẠM CÔNG TỰ HUỆ SƠN TRUNG DỤ HẬU PHỦ QUÂN. Đến đời nhà Nguyễn được phong sắc: ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG THÀNH HOÀNG HUỆ SƠN HIỂN ỨNG PHẠM TÔN THẦN. Cụ sinh một con trai là PHẠM PHÚC BẢO Cụ bà tên là NGUYỄN THỊ NĂNG PHÚC. Tên hèm đặt là THỦY TIÊN TỔ TỶ NGUYỄN THỊ NĂNG TRÚC TRUY XƯNG HIỀN ĐỨC NHỤ NHÂN. Cụ mất ngày 25.5 âm lịch. Mộ phần hai cụ song táng tại cánh mả làng. Bàng tổ PHẠM PHÚC NGỌC, cụ là em trai cụ HUỆ SƠN. Năm đến tuổi trưởng thành cụ đầu quân và hy sinh tại chiến trường ngày 25.9 âm lịch. Tên hèm đặt là BÀNG TỔ KHẢO PHẠM QUÝ CÔNG TỰ PHÚC NGỌC PHỦ QUÂN.

ĐỜI THỨ HAI
Cụ PHẠM PHÚC BẢO, con trai cụ HUỆ SƠN. Cụ sinh năm Nhâm Thân (1512) niên hiệu Hồng Thuận thứ 4 (Lê Tương Dực 1509 – 1516). Cụ mất ngày 8.10 năm Kỷ Tỵ (1569), niên hiệu Chính Trị thứ 12 (Lê Anh Tông 1557 – 1573), thọ 58 tuổi. Con trai là PHẠM CHÍNH TÍN Cụ bà là Vũ Từ Ý, mất ngày 3.10 âm lịch.

ĐỜI THỨ BA
Cụ PHẠM CHÍNH TÍN, con trai cụ PHÚC BẢO Cụ sinh năm Đinh Mùi (1547), niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (Tuyên Tông, Mạc Phúc Nguyên 1547 – 1561). Cụ mất ngày 14.6 năm Mậu Thân (1608), niên hiệu Hoằng Định thứ 8 (Lê Kính Tông 1600 – 1619), thọ 62 tuổi. Cụ sinh 4 con trai. Con trưởng là PHẠM HÒA, cụ Hòa không có con nối dõi. Con thứ là PHẠM SỸ. Con thứ 3 là PHẠM PHÚC, cụ Phúc không có con nối dõi. Con thứ 4 là PHẠM ĐỨC. Cụ bà là NGUYỄN THỊ TỪ DUYÊN, mất ngày 12.8 âm lịch.

ĐỜI THỨ TƯ
Cụ PHẠM SỸ, sinh năm Tân Mão (1591), niên hiệu Quang Hưng thứ 14 (Lê Thế Tông 1578 – 1599), con trai thứ 2 cụ PHẠM CHÍNH TÍN Cụ mất ngày 11.6 năm Kỷ Sửu (1649) niên hiệu Khánh Đức thứ nhất (Lê Thần Tông 1649 – 1662), thọ 59 tuổi. Cụ sinh 4 con trai: PHẠM TƯỢNG, PHẠM THỊNH, PHẠM KHANG, PHẠM KIỀN. Cụ bà là ĐẶNG TỪ ÂN, mất ngày 9.6 âm lịch Cụ PHẠM ĐỨC, con trai thứ 4 cụ PHẠM CHÍNH TÍN, cụ Đức sinh được một con trai là PHẠM GIÁ.

ĐỜI THỨ NĂM
Đến đây họ nhà ta chia làm 5 ngành:
ngành trưởng:
Cụ PHẠM TƯỢNG tên tự là PHÚC CHÍNH, con trưởng cụ PHẠM SỸ. Cụ Tượng sinh năm Mậu Ngọ (1618), niên hiệu Hoằng Định thứ 19 (Lê Kính Tông 1600 – 1619). Cụ mất ngày 18.4 năm Canh Ngọ (1690), niên hiệu Chính Hòa thứ 11( Lê Hy Tông 1676 – 1705), thọ 73 tuổi. Con trai cụ Tượng là PHẠM KÍCH. Cụ bà là TỪ NINH, mất ngày 17.04 âm lịch.
ngành thứ 2:
Cụ PHẠM THỊNH là con thứ hai cụ PHẠM SỸ. Cụ Thịnh sinh được 2 con trai: PHẠM TRƯƠNG (không có con nối dõi), PHẠM THỰC
ngành thứ 3:
Cụ PHẠM KHANG là con thứ 3 cụ PHẠM SỸ. Cụ mất ngày 14.8 âm lịch. Cụ bà giỗ ngày 23.12 âm lịch. Con trai cụ Khang là PHẠM YÊN.
ngành thứ 4:
Cụ PHẠM KIỀN là con thứ 4 cụ PHẠM SỸ. Con trai cụ Kiền là PHẠM BÌNH.
ngành thứ 5:
Cụ PHẠM GIÁ là con cụ PHẠM ĐỨC. Con trai cụ Giá là PHẠM PHÚC

ĐỜI THỨ SÁU

ngành trưởng:
Cụ PHẠM KÍCH là con trai cụ PHẠM TƯỢNG. Cụ Kích sinh năm Bính Tuất (1646), niên hiệu Phúc Thái thứ tư (Lê Chân Tông 1643 – 1649). Cụ mất ngày 8.5 năm Quý Mùi (1703), niên hiệu Chính Hòa thứ 24 (Lê Hy Tông 1676 – 1705), thọ 58 tuổi. Con trai cụ Kích là PHẠM TƯỜNG. Cụ bà là BÙI THỊ HIỆU DIỆU THUẬT, sinh năm Kỷ Sửu (1649), niên hiệu Khánh Đức thứ nhất (Lê Thần Tông 1649 – 1662). Cụ mất ngày 28.1 năm Canh Tý (1720), niên hiệu Bảo Thái thứ nhất (Lê Dụ Tông 1705 – 1729).
ngành thứ 2:
Cụ PHẠM THỰC là con trai thứ cụ PHẠM THỊNH. Cụ Thực sinh được 3 con trai: PHẠM CHINH, PHẠM MẶC, PHẠM RỤNG. Cụ Rụng không có con. Cụ Chinh thiên cư xuống thôn Kim Cước (Dương Cước ngày nay) thành một ngành riêng.
ngành thứ 3:
Cụ PHẠM YÊN là con trai cụ PHẠM KHANG. Cụ Yên sinh 2 con trai: PHẠM ĐỆ, PHẠM DƯƠNG
ngành thứ 4:
Cụ PHẠM BÌNH là con trai cụ PHẠM KIỀN. Cụ Bình sinh 3 con trai: PHẠM ĐÍNH, PHẠM LƯƠNG, PHẠM VĨNH. Cụ Đính, cụ Vĩnh không có con nối dõi.
ngành thứ 5:
Cụ PHẠM PHÚC là con cụ PHẠM GIÁ Con trai cụ Phúc là PHẠM THUẬN

ĐỜI THỨ BẨY

ngành trưởng:
Cụ PHẠM TƯỜNG là con cụ PHẠM KÍCH. Cụ Tường có tên tự là Đoan Pháp. Cụ sinh năm Giáp Dần (1674) niên hiệu Đức Nguyên thứ nhất (Lê Gia Tông 1672 – 1675). Cụ mất ngày 7.7 năm Nhâm Thân (1752), Cảnh Hưng thứ 13 (Lê Hiển Tông 1740 – 1786). Cụ Tường sinh 2 con trai là PHẠM TOÀN và PHẠM DUYỆT. Cụ Duyệt không có con. Cụ bà là VŨ THỊ HIỆU HIỀN LƯỢNG, mất ngày 12.3 âm lịch
ngành thứ 2:
Cụ PHẠM MẶC là con thứ cụ PHẠM THỰC. Con trai cụ Mặc là PHẠM BẠ.
ngành thứ 3:
Cụ PHẠM ĐỆ là con trưởng cụ PHẠM YÊN. Con trai cụ Đệ là PHẠM XÁ, PHẠM TUY. Cụ Xá không có con.
ngành thứ 4:
Cụ PHẠM LƯƠNG là con cụ PHẠM BÌNH. Con trai cụ Lương là PHẠM YẾN.
ngành thứ 5:
Cụ PHẠM THUẬN là con cụ PHẠM PHÚC. Con trai cụ Thuận là PHẠM KHẮC.

ĐỜI THỨ TÁM

ngành trưởng:
Cụ PHẠM TOÀN là con cụ PHẠM TƯỜNG. Cụ Toàn sinh ngày 17.7 năm Nhâm Thìn (1712), niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (Lê Dụ Tông 1705 – 1729). Cụ mất ngày 14.11 năm Đinh Dậu (1777) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 38 (Lê Hiển Tông 1740 – 1786), thọ 66 tuổi. Cụ Phạm Toàn đương thời là một nhà nho có nhiều học trò. Cụ có khả năng gióng dựng công việc trong làng, được triều đình phong chức Bách Hộ. Khi cụ mất tên hèm là: HIỂN TỔ KHẢO, BÁCH HỘ CHỨC, PHẠM QUÝ CÔNG, THỤY TRẦM NGHỊ DUỆ TRÍ, VÂN NAM TIÊN SINH Con trai cụ Toàn là PHẠM MẠO. Cụ Toàn có 2 cụ bà, cụ chính thất là VŨ THỊ TỪ HẠNH, cụ mất ngày 5.5 âm lịch. Cụ thứ thất là NGUYỄN THỊ ĐOAN ĐỨC, mất ngày 14.5 âm lịch.
ngành thứ 2:
Cụ PHẠM BẠ là con trai cụ PHẠM MẶC. Cụ Bạ sinh 4 con trai: PHẠM KHÊ, PHẠM UYỂN, PHẠM TRIỂN, PHẠM THUYỀN. Cụ Triển không có con.
ngành thứ 3:
Cụ PHẠM TUY là con thứ cụ PHẠM ĐỆ. Cụ Tuy làm chức xã quan (Lý trưởng). Sinh thời cụ đã đứng ra xây dựng một cầu đá từ làng ta lên Phú Ân, chỗ nhà ông Đặng Chương bây giờ. Số tiền làm cầu đá ấy hết 8 vạn quan tiền xanh, đều do cụ cúng vào làm việc công. Sau khi làm xong, cụ cho thợ khắc tấm bia dựng ở gần cầu. Ngày nay nhiều cụ già còn gọi tên cầu ấy là cầu đá Bát Vàn (tức cầu đá làm hết 8 vạn quan tiền xanh). Đầu thế kỷ 20 đường làng được nắn lại để xây gạch, cầu đá bị dỡ đi. Số đá ấy dùng xây bậc thềm đình Tả Phụ. Một số tảng đá bắc cầu ao của mấy gia đình gần đó vẫn còn. Tấm bia ghi công đức làm cầu của cụ được chuyển về đặt tại thửa vườn gần lối vào từ đường họ nhà. Đoạn đường đi ấy người làng quen gọi là lối ông Bia. Mấy năm kháng chiến chống Pháp, có người trong xóm lấy bia về kê để nêm cối, thấy gia đình bị ốm đau luôn, người ấy đem bia trả về chỗ cũ. Cụ Phạm Lêu họ nhà đã dựng lại tấm bia ở cạnh ngõ nhà mình. Hiện nay anh Đặng Ấm đã xây lầu đặt bia để thờ. Cụ xã quan Tuy có 2 con trai là PHẠM THỜI DỰ và PHẠM THỜI ƯỚC
ngành thứ 4:
Cụ PHẠM YẾN là con cụ PHẠM LƯƠNG. Cụ Yên sinh 4 con trai: PHẠM THƯƠNG, PHẠM HOÀNG, PHẠM RẬU, PHẠM MÂU. Cụ Hoàng, cụ Rậu, cụ Mâu không có con nối dõi.
ngành thứ 5:
Cụ PHẠM KHẮC là con cụ PHẠM THUẬN. Cụ Khắc sinh được 3 con trai: PHẠM LỄ, PHẠM THÀNH, PHẠM RỴ. Cụ Lễ, cụ Thành không có con nối dõi.

ĐỜI THỨ CHÍN

ngành trưởng:
Cụ PHẠM MẠO là con cụ BÁCH HỘ PHẠM TOÀN. Cụ Mạo có tên tự là Vũ Mạo, sinh năm Canh Ngọ (1751), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 11 (Lê Hiển Tông 1740 – 1786). Cụ mất ngày 14.5 năm Kỷ Dậu (1789) niên hiệu Quang Trung thứ 2 (1788 – 1792), thọ 40 tuổi. Con trai Cụ Mạo là PHẠM VIỆT. Cụ bà là HOÀNG THỊ TỪ THÂN, sinh năm Tân Tỵ (1761), Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22 (Lê Hiển Tông 1740 – 1786). Cụ mất ngày 24.3 năm Kỷ Mão (1819), niên hiệu Gia Long thứ 19 (Nguyễn Phúc Ánh 1802 – 1819), thọ 59 tuổi.
ngành thứ 2:
Cụ PHẠM KHÊ là con trưởng cụ PHẠM BẠ Con cụ Khê là PHẠM NGHIÊN, PHẠM ĐÓA. Cụ PHẠM UYỂN là con thứ 2 cụ PHẠM BẠ. Con cụ Uyển là PHẠM ĐOAN Cụ PHẠM THUYỀN là con thứ tư cụ PHẠM BẠ Con cụ Thuyền là PHẠM HƯNG, PHẠM LÂM
ngành thứ 3:
Cụ PHẠM THỜI DỰ là con trưởng cụ xã quan Tuy. Đương thời cụ được làng bầu tri sự, nên tục gọi là cụ Tri Dự. Cụ Dự có 5 con trai: PHẠM BA, PHẠM TẤN, PHẠM NĂM, PHẠM LƯỢNG, PHẠM SỬU. Cụ Sửu không có con nối dõi. Trong tài liệu hệ thống tư liệu địa bạ Việt Nam của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa, do Nhà xuất bản Thế giới, xuất bản tại Hà Nội năm 1997 ở trang 82 chép về ruộng đất xã Vân Cước đầu thời Nguyễn, nói rõ cụ Phạm Thời Dự có một thửa đất rộng 6 mẫu 10 thước. Cụ Vũ Đình Hà (họ Vũ ngoài) có 4 mẫu 8 sào, cụ Đặng Kim Cang có 2 mẫu 9 sào 14 thước 9 tấc. Cụ PHẠM THỜI ƯỚC là con thứ cụ xã quan Tuy. Cụ Ước đương thời làm hiệp quản, nên gọi là cụ Hiệp Ước. Cụ Hiệp Ước sinh 3 người con trai là: PHẠM THẢN, PHẠM CƯỜNG, PHẠM CỚT.
ngành thứ 4:
Cụ PHẠM THƯƠNG là con cụ PHẠM YẾN Con cụ Thương là PHẠM BẢNG.
ngành thứ 5:
Cụ PHẠM RỴ là con cụ PHẠM KHẮC. Con cụ RỴ là PHẠM THỰC, PHẠM PHI, PHẠM THIỆN. Cụ Thực và cụ Thiện không có con nối dõi.

ĐỜI THỨ MƯỜI

ngành trưởng:
Cụ PHẠM VIỆT là con cụ PHẠM MẠO. Cụ Việt tên tự là Tín Thiện, sinh năm Đinh Mùi (1784), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (Lê Hiển Tông 1740 – 1786). Cụ mất ngày 17.3 năm Quý Hợi (1863), niên hiệu Tự Đức thứ 16 (Nguyễn Hồng Nhiệm 1848 -1883), thọ 80 tuổi. Cụ Việt sinh 2 con trai là PHẠM KHOAN, PHẠM TRUNG và 3 con gái là PHẠM THỊ ĐĂNG, PHẠM THỊ ĐẢN, PHẠM THỊ ĐÔ. Cụ bà là ĐẶNG THỊ TỪ MẪN, sinh năm Kỷ Dậu (1789). Cụ mất ngày 22.4 năm Nhâm Tý (1852), niên hiệu Tự Đức thứ 5 (Nguyễn Hồng Nhiệm 1848 – 1883), thọ 64 tuổi.
ngành thứ 2:
Cụ PHẠM NGHIÊN là con trưởng cụ PHẠM KHÊ. Cụ PHẠM ĐÓA là con thứ cụ PHẠM KHÊ. Cụ PHẠM ĐOAN là con cụ PHẠM UYỂN. Cụ PHẠM HƯNG là con trưởng cụ PHẠM THUYỀN. Cụ PHẠM LÂM là con thứ cụ PHẠM THUYỀN. Cả 5 cụ chép trên của ngành thứ 2, phả cũ không chép về con cái và cũng không chép những ai thiên cư đi đâu. Đời thứ 10 ngành thứ 2 chưa biết truy cứu vào đâu. Con cháu cụ Thịnh đời thứ 5 chính là ngành cụ Chinh ở Dương Cước hiện nay.
ngành thứ 3:
Cụ PHẠM BA là con trưởng cụ TRI DỰ Con cụ Ba là PHẠM ROÃN. Cụ PHẠM TẤN là con thứ 2 cụ TRI DỰ Cụ Tấn sinh ra PHẠM OAI, PHẠM ROANH Cụ Oai và cụ Roanh đều không có con nối dõi. Cụ PHẠM NĂM là con thứ 3 cụ TRI DỰ. Cụ Năm sinh 3 con trai là PHẠM ĐỒN, PHẠM ĐÀM, PHẠM KÉN. Cụ Kén không có con nối dõi. Cụ PHẠM LƯỢNG là con thứ 4 cụ TRI DỰ. Cụ Lượng thường đăng cai thờ cúng cụ tổ nghề đóng cối xay tre ở làng ta, nên còn gọi là Trùm Lượng. Con cháu gọi trệch là cụ Trùm Lạng. Cụ Trùm Lượng sinh năm Bính Thìn (1796) niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (Nguyễn Quang Toản 1793 – 1802). Cụ mất ngày 9.1 năm Canh Ngọ (1870), niên hiệu Tự Đức thứ 23 (Nguyễn Hồng Nhiệm 1848 – 1883), thọ 75 tuổi. Con trưởng cụ Trùm Lượng là PHẠM HƯỚNG, con thứ (cũng là con nuôi) là PHẠM HỮU. Cụ bà Trùm Lượng người họ Đặng là con gái cụ Nhang Chẩn, em gái cụ Lý Trạch (Thuộc ngành cụ Đặng Phan ngày nay). Cụ bà mất ngày 29.6 âm lịch. Cụ PHẠM THẢN là con trưởng cụ HIỆP ƯỚC Con cụ Thản là PHẠM CUNG Cụ PHẠM CƯỜNG là con thứ 2 cụ HIỆP ƯỚC Con cụ Cường là PHẠM CĂN. Cụ Căn không có con nối dõi. Cụ PHẠM CỚT là con thứ 3 cụ HIỆP ƯỚC. Con cụ Cớt là PHẠM THÀNH, PHẠM SÀNH. Cụ Sành không có con nối dõi.
ngành thứ 4:
Cụ PHẠM BẢNG là con cụ PHẠM THƯƠNG. Cụ Bảng sinh 2 con trai là PHẠM KHOA, PHẠM RONG. Cụ Rong không có con nối dõi.
ngành thứ 5:
Cụ PHẠM PHI là con cụ PHẠM RỴ Con trai cụ Phi là PHẠM TRÙ, PHẠM RONG. Cụ Rong không có con nối dõi.
ngành thứ 6: (ngành sáp nhập)
Đầu thế kỷ 20, do đào sông Câu, ruộng của thôn nhà bị cắt sang bên kia sông mấy chục mẫu gọi là ruộng đồng đê. Số ruộng công ấy phải chia cho các hộ lớn trong làng để canh tác. Do đó họ nhỏ phải ghép vào họ khác, vì thế họ nhà có thêm ngành thứ 6. Theo thế hệ của ngành mới này thì cụ PHẠM THIỆU tương đương với đời thứ 10 họ PHẠM. Con trai cụ Thiệu là PHẠM VÂY.

ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT

ngành trưởng:
Cụ PHẠM KHOAN là con trưởng cụ PHẠM VIỆT. Cụ Khoan có tên tự là Khoan Hòa, sinh năm Bính Tý (1816) niên hiệu Gia Long thứ 15 (Nguyễn Phúc Ánh 1802 – 1819). Cụ mất ngày 3.5 năm Tân Tỵ (1881), niên hiệu Tự Đức thứ 34 (Nguyễn Hồng Nhiệm 1848 -1883), thọ 66 tuổi. Cụ sinh 2 con trai là PHẠM THƯỜNG, PHẠM LUÂN. Cụ Luân không có con nối dõi. Cụ Phạm Khoan có 3 bà: Chính thất là ĐẶNG THỊ TỪ NHU, mất ngày 3.1 âm lịch Kế thất là NGUYỄN THỊ TỪ QUYÊN, mất ngày 5.6 âm lịch Thứ thất là NGUYỄN THỊ DIỆU LẦM, mất ngày 6.8 âm lịch Cụ PHẠM TRUNG là con thứ cụ PHẠM VIỆT. Con trai cụ Trung là PHẠM HUỆ. Cụ Huệ không có con nối dõi.
ngành thứ 2: (ngành dương cước)

ngành thứ 3:
Cụ PHẠM ROÃN là con cụ PHẠM BA. Cụ Roãn sinh 4 con trai: PHẠM TRÃI, PHẠM CUỒN, PHẠM TRIỀU, PHẠM NỄ. Cụ Nễ không có con nối dõi. Cụ PHẠM ĐỒN là con trưởng cụ PHẠM NĂM Con trai cụ Đồn là PHẠM TRẠC Cụ PHẠM ĐÀM là con thứ cụ PHẠM NĂM. Con trai cụ Đàm là PHẠM CHÍNH. Cụ Chính không có con nối dõi. Cụ PHẠM HƯỚNG là con trưởng cụ TRÙM LƯỢNG. Cụ Hướng có con trai là PHẠM TÃN, một con nuôi là PHẠM NHUYÊN và hai con gái là bà thôn Các (ông Các họ Vũ trong. Ông Các không có con, về sau ông Ký Xô ăn tông tử. Con ông Ký Xô là Vũ Rục lấy cô Nấm, em ông Vỵ họ Đặng). Người con gái thứ 2 lấy ông Nguyễn Hào. Ông Hào sinh ra ông Vy, ông Vy sinh ra ông Thấm. Ông Thấm sinh ra Nguyễn Thiệm và Nguyễn Thị Gái. Nguyễn Thiệm mất sớm, Nguyễn Thị Gái lấy Đặng Phim ở gần từ đường họ Phạm hiện nay. Cụ PHẠM HỮU là con nuôi cụ TRÙM LƯỢNG. Con cụ Hữu là PHẠM ĐỚM. Cụ PHẠM CUNG là con cụ PHẠM THẢN. Con cụ Cung là PHẠM THÙY, PHẠM ÍCH. Cụ Thùy, cụ Ích đều không có con nối dõi. Cụ PHẠM THÀNH là con cụ PHẠM CƯỜNG. Cụ Thành sinh ra PHẠM UÝNH, PHẠM TUYẾT.
ngành thứ 4:
Cụ PHẠM KHOA là con cụ PHẠM BẢNG. Con cụ Khoa là PHẠM KHẢI, PHẠM KHÁI, PHẠM CHẾ và một con nuôi là PHẠM AN
ngành thứ 5:
Cụ PHẠM TRÙ là con cụ PHẠM PHI. Cụ Trù sinh 3 con trai là PHẠM TRỊNH, PHẠM BỐI, PHẠM XƯƠNG. Cụ Trịnh, cụ Bối không có con nối dõi.
ngành thứ 6: cụ phạm vây là con cụ phạm thiệu. con cụ vây là phạm nặc, phạm lừng.


ĐỜI THỨ MƯỜI HAI

ngành trưởng:
Cụ PHẠM THƯỜNG là con cụ PHẠM THOAN. Cụ Thường sinh năm Kỷ Hợi (1839) niên hiệu Minh Mệnh thứ 20 (Nguyễn Phúc Đáng 1820 – 1840). Sinh thời cụ có đăng cai thờ cúng cụ tổ nghề đóng cối xay tre, nên người làng gọi là cụ Trùm Thường. Cụ mất ngày 14.2 năm Quý Sửu (1913), Duy Tân thứ 7 (Nguyễn Vĩnh San 1907 – 1916), thọ 75 tuổi. Cụ trùm Thường sinh 5 con trai PHẠM THÚC, PHẠM KIÊN, PHẠM ĐỊNH, PHẠM XUÂN, PHẠM TIÊM Cụ bà là TRẦN THỊ TỪ LƯƠNG, sinh năm Ất Tỵ (1845), niên hiệu Thiệu Trị thứ 5 (Nguyễn Niên Tông 1841 – 1847). Cụ mất ngày 11.12 năm Kỷ Mùi (1919), niên hiệu Khải Định thứ 4 (Nguyễn Bửu Đảo 1916 – 1925), thọ 75 tuổi.
ngành thứ 2: hiện di cư xuống thôn dương cước

ngành thứ 3
Cụ PHẠM TRÃI là con trưởng cụ PHẠM ROÃN. Cụ Trãi sinh 3 con trai là PHẠM LƠI, PHẠM HOÀN, PHẠM CHI. Cụ Hoàn, cụ Chi không có con nối dõi. Cụ PHẠM CUỒN là con thứ 2 cụ PHẠM ROÃN. Cụ PHẠM TRIỀU là con thứ 3 cụ PHẠM ROÃN. Cụ Triều đi lính làm cai nên gọi là Cai Trào. Con trai cụ Cai Trào là PHẠM HỒI, PHẠM QUẾ Cụ PHẠM TRẠC là con cụ PHẠM ĐỒN. Cụ Trạc làm Khán thủ nên gọi là Khán Trạc, giỗ ngày 9.7 âm lịch. Con trai cụ Trạc là PHẠM BÌ. Cụ còn sinh 5 người con gái: Cô lớn lấy ông Trần Trưởng. Cô thứ 2 là Phạm Thị Bản lấy ông Vũ Hiệt, giỗ ngày 22.1 âm lịch. Cô thứ 3 là Phạm Thị Xuân lấy ông Đặng Mẫn, sau lấy người ngoại đê (Tiền Hải). Cô thứ 4 lấy ông Hoàng Tịch (Sinh ra Hoàng Báu, mất sớm). Cô thứ 5 là Phạm Thị Sáu, lấy ông Nguyễn Thúy (Nguyễn Nẩy thờ cúng) giỗ ngày 9.7 âm lịch. Cụ PHẠM CHÍNH là con trai cụ PHẠM ĐÀM. Cụ Chính không có con nối dõi, cụ xã Chính giỗ ngày 15.6 âm lịch Cụ PHẠM TÃN là con cụ LÝ HƯỚNG. Cụ sinh năm Mậu Thân (1848) niên hiệu Tự Đức thứ nhất. Cha mất sớm, cụ ở với mẹ và ông bà nội. Thuở nhỏ cụ học chữ Hán, đỗ khóa sinh. Sau đó cụ làm nghề dạy học, học trò cụ khá đông, về sau vẫn còn các cụ Phạm Tuyết, Phạm Giới, Phạm Định…Theo giỗ tết hằng năm. Cụ Tãn có thời gian làm lý trưởng nên gọi là cụ Lý Tãn. Con cháu kiêng tên gọi là cụ Lý Trẻ. Nghề chữa thuốc đau mắt của cha truyền lại vẫn được cụ kế thừa, nghiên cứu sử dụng. Cụ Lý Trẻ mất ngày 17.2 năm Canh Dần (1890) niên hiệu Thành Thái thứ 2 (Nguyễn Bửu Lân 1889 – 1907), thọ 43 tuổi. Con trai cụ Tãn là PHẠM THIẾN, PHẠM THẮNG. Cụ Thắng mất sớm. Cụ bà là VŨ THỊ LAN, con gái cụ Vũ Bô (Sự Bô), họ Vũ ngoài (Cụ Hào Khang gọi là cô ruột). Sau khi cụ ông mất, cụ tiếp tục làn nghề chữa bệnh đau mắt. Sinh thời cụ đi chữa ở nhiều nơi rất tín nhiệm. Cụ mất ngày 4.2 âm lịch, thọ 74 tuổi. Cụ PHẠM NHUYÊN là con nuôi cụ LÝ HƯỚNG Cụ Nhuyên sinh ra PHẠM HIỀN, PHẠM TUÔN, PHẠM TUỒN. Cụ Tuôn, cụ Tuồn mất sớm. Hai con gái là PHẠM THỊ TƠ lấy ông Lý Yếng ở Văn Hanh, PHẠM THỊ CÒM mất ngày 30.01 âm lịch. Cụ Nhuyên mất ngày 10.6 âm lịch. Cụ PHẠM ĐỚM là con cụ PHẠM HỮU Cụ Đớm sinh ra PHẠM CHIÊM, hai con gái là PHẠM THỊ THU, PHẠM THỊ SEN và ông Mãnh (Không biết tên). Cụ bà là VŨ THỊ LỚN Cụ Đớm giỗ ngày 10.1 âm lịch Cụ PHẠM THÙY là con cả cụ PHẠM CUNG Cụ PHẠM ÍCH là con thứ cụ PHẠM CUNG Cụ Thùy và cụ Ích đều không co con nối dõi. Cụ PHẠM UÝNH là con trưởng cụ PHẠM THÀNH Cụ Uýnh sinh ra PHẠM THOA, PHẠM ĐANG Cụ Đang không có con nối dõi. Cụ Uýnh giỗ ngày 7.4 âm lịch Cụ bà giỗ ngày 15.4 âm lịch. Cụ PHẠM TUYẾT là con thứ cụ PHẠM THÀNH Cụ Tuyết sinh ra PHẠM ĐÀI, PHẠM LÂU Cụ Tuyết giỗ ngày 15.1 âm lịch
ngành thứ 4:
Cụ PHẠM KHẢI là con trưởng cụ PHẠM KHOA Cụ Khải sinh ra PHẠM PHÁC. Cụ Phác không có con nối dõi. Cụ PHẠM KHÁI là con thứ cụ PHẠM KHOA Cụ Khái sinh ra PHẠM LIÊN, PHẠM MẠI, PHẠM THOẠI. Cụ Liên và cụ Thoại không có con nối dõi. Cụ PHẠM CHẾ là con thứ 3 cụ PHẠM KHOA Cụ Chế sinh ra PHẠM BẤM. Cụ PHẠM AN là con nuôi cụ PHẠM KHOA Cụ An sinh ra PHẠM HỶ
ngành thứ 5:
Cụ PHẠM TRỊNH là con trưởng cụ PHẠM TRÙ Cụ Trịnh không có con nối dõi. Cụ PHẠM BỐI là con thứ cụ PHẠM TRÙ. Cụ Bối không có con nối dõi. Cụ PHẠM XƯƠNG là con thứ 3 cụ PHẠM TRÙ. Cụ Xương sinh ra PHẠM YẾNG, PHẠM TỊNH
ngành thứ 6:
Cụ PHẠM NẶC là con trưởng cụ PHẠM VÂY Cụ Nặc sinh ra PHẠM HỒ, PHẠM BÙI và PHẠM THỊ LÒA mất năm 1942 Cụ PHẠM LỪNG là con thứ cụ PHẠM VÂY. Cụ Lừng không có con nối dõi.

ĐỜI THỨ MƯỜI BA

ngành trưởng:
Cụ PHẠM THÚC là con trưởng cụ PHẠM THƯỜNG, tự là Văn Thục. Cụ sinh năm Canh Ngọ (1870), niên hiệu Tự Đức thứ 23 (Nguyễn Hồng Nhiệm 1848 – 1883). Sinh thời cụ có làm giáp trưởng và thôn trưởng, nên người làng kiêng tên, gọi là cụ Thôn Phạm. Cụ mất ngày 23.4 năm Ất Dậu, niên hiệu Bảo Đại thứ 20 (Nguyễn Vĩnh Thụy 1926 – 1945), thọ 76 tuổi. Tên hèm: HIỂN KHẢO CỰU THÔN TRƯỞNG, KIÊM LÂN GIÁP TRƯỞNG. PHẠM TÍNH, HÚY THÚC, TỰ VĂN THỤC, THỤY CẦN TRỰC TUẤN TRIỆT PHỦ QUÂN. Cụ có 2 bà: Cụ chính thất là VŨ THỊ CẦN MẪN, sinh năm Canh Ngọ (1870), bằng tuổi cụ ông. Cụ mất ngày 23.5 năm Kỷ Mùi (1919) niên hiệu Khải Định thứ 4 (Nguyễn Bửu Đảo 1916 – 1925) thọ 40 tuổi. Cụ kế thất là VŨ THỊ TỪ HUỆ, mất ngày 01.06 âm lịch. Cụ Thôn Thúc sinh được 5 con trai: PHẠM TRIÊM, PHẠM NHAI, PHẠM HƯỜNG, PHẠM CAM, PHẠM TRÂM (tức Thanh) và 5 con gái: PHẠM THỊ…Lấy ông Nguyễn Thầm (Đoàn xã) cũng làng. PHẠM THỊ…Lấy ông Đặng Phác (thư ký). PHẠM THỊ LỰU, PHẠM THỊ QUÝT đều lấy ông Trương Họa (người Thượng Gia), PHẠM THỊ CHANH lấy ông Vũ Tơm, người cùng làng. Cụ PHẠM KIÊN là thứ cụ PHẠM THƯỜNG. Cụ Kiên sinh ra PHẠM THĂNG, PHẠM THỊ LỚN, PHẠM THỊ LỠ. Bà Lớn, Bà Lỡ bỏ nhà lên Hà Nội, mất năm 1978 và 1981. Cụ bà NGUYỄN THỊ PHỄU mất ngày 8.4 âm lịch Cụ PHẠM ĐỊNH là con thứ ba cụ PHẠM THƯỜNG Cụ Đinh sinh 2 con gái: PHẠM THỊ …Lấy ông Vũ Úc cùng làng, sinh ra Vũ Nho. PHẠM THỊ …Lấy ông Nguyễn Nhơn cùng làng. Cụ PHẠM XUÂN là con thứ 4 cụ PHẠM THƯỜNG. Cụ được bầu tri sự nên người làng gọi là cụ Sự Xuân. Cụ Xuân sinh ra PHẠM RUNG Cụ Xuân mất ngày 26.09 năm Bính Tuất (1946). Cụ bà là Tạ Thị Lớn mất ngày 26.2 năm Tân Sửu (1961) Cụ PHẠM TIÊM là con thứ 5 cụ PHẠM THƯỜNG. Cụ Tiêm không có con nối dõi.
ngành thứ 2: thiên cư xuống thôn dương cước

ngành thứ 3: (đời thứ 13)
Cụ PHẠM LƠI là con trưởng cụ PHẠM TRÃI Cụ Lơi sinh thời có làm quản xã nên gọi là cụ Quản Lơi. Cụ Lơi sinh ra PHẠM BỒNG, PHẠM KHANH. Cụ mất ngày 13.4 âm lịch. Cụ bà chính thất mất 29.2 âm lịch. Cụ bà kế thất họ Nguyễn, mất ngày… Cụ PHẠM HOÀN là con thứ cụ PHẠM TRÃI. Cụ Hoàn không có con nỗi dõi. Cụ PHẠM CHI là con thứ 3 cụ PHẠM TRÃI. Cụ Chi không có con nỗi dõi Cụ PHẠM PHIỆN là con cụ PHẠM CUỒN. Cụ Phiện không có con nối dõi Cụ PHẠM HỒI là con trưởng cụ PHẠM TRIỀU (CAI TRÀO) Cụ Hồi sinh ra PHẠM NHUNG Cụ PHẠM QUẾ là con thứ cụ PHẠM TRIỀU Cụ Quế không có con nối dõi Cụ PHẠM VÔNG (theo họ mẹ) sinh ra PHẠM LIỄN, PHẠM SANH Cụ PHẠM BÌ là con cụ KHÁN TRẠC Cụ Bì sinh ra PHẠM BI. PHẠM THỊ TÝ lấy ông Hoàng Đảng. PHẠM THỊ NGỌ lấy ông Đặng Thảo. PHẠM THỊ MÙI lấy ông Phạm Trưng xã Thái Thành huyện Thái Thụy. PHẠM THỊ MÃO lấy ông Đỗ Hiển xã Nam Trung huyện Tiền Hải. Sinh thời cụ Bì làm nghề may, được bầu tri sự nên gọi là cụ Sự Bì. Cụ Bì mất ngày 1.1 năm Bính Tuất (1946) Cụ bà là VŨ THỊ HUỆ, bằng tuổi cụ ông, giỗ ngày 15.10 âm lịch. CỤ PHẠM THIẾN là con trưởng cụ LÝ TÃN. Cụ sinh năm Giáp Thân (1884), niên hiệu Kiến Phúc thứ 2 (Nguyễn Giản Tông 1883 – 1884). Mới 7 tuổi cụ đã mồ côi cha, nhờ mẹ hiền tần tảo nối nghiệp nghề thuốc chữa đau mắt gia truyền, cụ được học nhiều chữ Hán. Đến tuổi trưởng thành cụ lại bị vu khống chứa đồ nấu rượu lậu. Cụ bị bắt gtiam ở huyện, thân mẫu cụ đành phải bán nhà đất để chuộc lấy con. Từ đó cụ phải đi Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương làm nghề may kiếm sống. Năm đã luống tuổi cụ về quê nhà gióng dựng cho người con lớn mở hàng may. Cụ là người đầu tiên mang máy khâu gióng trúc về làng. Tiếp đó cụ vừa học chữ Hán, vừa nghiên cứu thuốc đông y để chữa bệnh. Do có môn thuốc chữa đau mắt gia truyền, cụ đặt tên hiệu là Tế Quang trên khu đất của con cháu hiện nay. Sinh thời cụ mua Nhang Thân. Người trong làng kiêng tên, gọi là cụ Nhang Phạm. Cụ có 3 người con: PHẠM RIẾN, PHẠM DỞN, PHẠM THỊ TÍCH. Bà Tích lấy ông Nguyễn Huân, sinh ra NGUYÊN THỊ NHỢI (liệt sỹ), NGUYỄN THỊ MY lấy chồng tên là Sang ở Hưng Yên. Bà Tích mất ngày 14.7 năm Giáp Ngọ (1954), thọ 49 tuổi. Cụ Thiến mất ngày 27.3 năm Ất Mùi (1955) Cụ Bà là VŨ THỊ DÙNG, con gái lớn cụ Ngũ Phán, họ Vũ ngoài thôn nhà. Cụ sinh năm Giáp Thân (1884) bằng tuổi cụ ông. Cụ mất ngày 11.05 năm Nhâm Thìn (1952). Cụ PHẠM THẮNG là con thứ cụ Lý Tãn. Cụ Thắng mất sớm. Cụ PHẠM HIỀN là con cả cụ PHẠM NHUYÊN. Cụ Hiền sinh ra PHẠM HẢN, PHẠM HÁN, PHẠM SỞ, PHẠM ĐIỂN và PHẠM THỊ NGHÊNH lấy Vũ Tham, sinh ra Vũ Lưu. Cụ Hiền mất ngày 12.9 âm lịch, cụ bà mất ngày 15.5 âm lịch. Cụ PHẠM TUÔN là con thứ cụ PHẠM NHUYÊN. Cụ Tuôn mất ngày 18.3 âm lịch Cụ PHẠM TUỒN là con thứ 3 cụ PHẠM NHUYÊN Cụ PHẠM CHIÊM là con cụ PHẠM ĐỚM Sinh thời cụ Chiêm mua chức tổng hào, nên gọi là cụ Tổng Chiêm. Trước cách mạng tháng 8.1945, cụ Chiêm đã có cửa hàng bán tre nứa và làm đồ mộc ở chỗ cạnh lối vào lầu xóm Bắc, cạnh nhà ông Đảng hiện nay. Cụ Chiêm sinh được 3 con trai: PHẠM NIÊM, PHẠM HÀI, PHẠM SẮC Và các con gái: PHẠM THỊ DÂU lấy ông Nguyễn Vượng sinh Nguyễn Thới. Trước năm 1945, ông Vượng đi làm phu đồn điền cho Pháp ở Tân Đảo rồi mất ở đó. Bà Dâu lấy người thứ 2 là ông Vũ Miễn, sinh ra Vũ Biểng, Vũ Tuê PHẠM THỊ HIN là con gái thứ 2 cụ PHẠM CHIÊM, lấy ông Đặng Gia, sinh ra Đặng Thị Nạc, Đặng Mâu (tức Đặng Mông). Hai con gái sau của cụ Chiêm là PHẠM THỊ MÙA, PHẠM THỊ HOM. Cụ Phạm Chiêm mất ngày 28.6 âm lịch. Cụ bà mất ngày 9.9 âm lịch Cụ PHẠM ĐANG là con trưởng cụ PHẠM UÝNH Cụ Đang không có con nối dõi Cụ PHẠM THOA là con thứ cụ PHẠM UÝNH Sinh thời cụ Thoa nhập ngũ làm chức đội trưởng nên người làng gọi là cụ Đội Thoa. Cụ Thoa sinh ra PHẠM XOANG, PHẠM LÊU và 3 người con gái. Cô lớn lấy ông khóa Xương người làng Đa Ngưu (Bắc Ninh), mở hiệu bán thuốc bắc ở phố chợ Tả Phụ tên hiệu là Đức Xương, sau khi ông Xương mất, bà về Bắc Ninh với các con. Cô thứ 2 lấy ông Lý Lộc người thông Dục Dương, xã Trà Giang. Cô thứ 3 lấy ông Chánh Tiếp người thôn Lãng Đông, xã Trà Giang. Cụ Thoa mất ngày 24.3 âm lịch, cụ bà mất ngày 4.4 âm lịch. Cụ PHẠM ĐÀI là con trưởng cụ PHẠM TUYẾT. Sinh thời cụ được bầu tri sự cho nên người làng gọi là cụ Sự Đài. Tuy vậy đầu thế kỷ 20, vì túng thiếu phải nợ nần, cụ đã trốn nợ lên Đoan Hạ (Phú Thọ) làm ăn sinh sống. Do làm ăn khá giả, cụ đã nuôi được người con trai ăn học tên là ông PHẠM ĐOAN. Theo ông Vũ Ry (Con trai cụ Đội Vịnh) kể lại thì ông Đoan học thông minh và đỗ Cheftifica chuẩn bị lên trung học. Ngoài người con trai kể trên, cụ Sự Đài còn có 2 người con trai cuối là PHẠM NHÂM và PHẠM TÝ. Cả 2 người đều mất sớm. Ông Nhâm giỗ ngày 1.4 âm lịch, ông Tý giỗ ngày 10.1 năm Bính Tuất (1946). Các con gái cụ Sự Đài là PHẠM THỊ TÝ mất sớm, giỗ ngày 19.5 âm lịch. PHẠM THỊ MÙI lấy ông Nguyễn Đường (Con trai lớn cụ Nhang Trứ) sinh 1 con gái tên là Nguyễn Thị Ngọt, hiện nay cùng chồng con làm ăn sinh sống ở Quảng Ninh. PHẠM THỊ TẨN lấy ông Vũ Hộ (Con trai ông tổng Cử), sau cô Tẩn mất ở Hòa Bình. PHẠM THỊ MÃO lấy ông Hoàng Tinh cùng làng. Bà Mão hiện nay đông con cháu làm ăn thịnh vượng. Người em gái bà Mão là PHẠM THỊ SÁU mất sớm, giỗ ngày 1.4 âm lịch. Cụ Sự Đài giỗ ngày 10.2 âm lịch. Cụ bà là VŨ THỊ TÁCH, giỗ ngày 8.11 âm lịch. Cụ PHẠM LÂU là con thứ 4 cụ PHẠM TUYẾT. Cụ Lâu sinh thời làm nghề đóng cối xay tre. Hơn 50 năm nay gia đình cụ Lâu ra quê ngoại là làng An Bài, nay thuộc xã An Bài huyện Quỳnh Phụ làm ăn sinh sống. Cụ Lâu sinh được 3 người con trai: PHẠM BÍNH giỗ ngày 14 tháng chạp âm lịch. Phạm Bốn là con thứ 2 cụ Lâu. Phạm tẹo là con thứ 3 cụ Lâu. Ông Tẹo giỗ ngày 6.3 âm lịch. Cụ Lâu còn có 2 người con gái là Phạm Thị Khơ và Phạm Thị Kíp.
ngành thứ 4: (đời thứ 13)
Cụ PHẠM PHÁC là con cụ PHẠM KHẢI. Cụ Phác không có con nối dõi Cụ PHẠM LIÊN là con trưởng cụ PHẠM KHÁI. Cụ Liên không có con nối dõi. Cụ PHẠM MẠI là con thứ cụ PHẠM KHÁI. Cụ Mại sinh ra PHẠM KHOÁT, PHẠM TIÊU, PHẠM NGẬT. Cụ PHẠM BẤM là con cụ PHẠM CHẾ. Cụ Bấm sinh ra PHẠM VẢNH, PHẠM TỨ. Cụ PHẠM HỶ là con cụ PHẠM AN. CỤ HỶ sinh ra PHẠM KHĂM, PHẠM PHẠC. Và người con gái là PHẠM THỊ…Lấy ông Vũ Viết. Ông Viết sinh ra Vũ Điệt, hiện làm ăn sinh sống ở Nghĩa Lộ. Ông Viết có 2 người con gái. Cô lớn lấy ông Đỗ Phát quê gốc ở Diêm Điền (Thụy Anh). Ông Phát có con gái là Nguyễn Thị Hòa lấy Phạm Khuê và con trai lấy Phạm Thị…(con gái ông Phạm Chiểu). Con gái thứ 2 ông Viết là Vũ Thị Tý lấy Hà Tiến Khả, hiện nạy làm ăn ở Nghĩa Lộ.
ngành thứ 5: (đời thứ 13)
Cụ PHẠM YẾNG con trưởng cụ PHẠM XƯƠNG. Cụ Yếng sinh ra PHẠM MIỄN Cụ PHẠM TỊNH là con thứ cụ PHẠM XƯƠNG. Cụ Tịnh sinh ra PHẠM TRẮC
ngành thứ 6 (đời thứ 13)
Cụ PHẠM HỒ là con trưởng cụ PHẠM NẶC. Cụ Phạm Hồ sinh ra PHẠM XỚN, PHẠM THẮNG. Các con gái là PHẠM THỊ ĐANG lấy ông Hoàng Miện sinh ra Hoàng Văn Đán, Hoàng Văn Nhật, hiện nay làm ăn sinh sống ở Bắc Giang. Người con gái thứ 2 là PHẠM THỊ…Lấy ông Trần Tạn, sinh ra Trần Lý (lấy cô Dậu, con cụ Tổng Hành, họ Vũ ngoài). Người con gái thứ 3 là PHẠM THỊ KHỚI mất sớm. Người con gái thứ 4 là PHẠM THỊ TẸO. Năm 1945 bà Tẹo lưu lạc sang Cam Pu Chia, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp, làm mẹ nuôi của Bộ đội Việt Nam yaij Cam Pu Chia. Sau hòa bình lập lại (1954) bà Tẹo được hưởng chế độ chính sách, về quê sống với gia đình người em con ông chú là ông Phạm Quang Rật. Bà tẹo mất năm 1989. Cụ Phạm Hồ mất ngày 29.1 năm Ất Dậu (1945). Cụ bà mất ngày 19.5 âm lịch. Cụ PHẠM BÙI là con thứ cụ PHẠM NẶC. Cụ Bùi sinh ra PHẠM QUANG RẬT. và người con gái là PHẠM THỊ TỶ lấy ông Hoàng Ngữ, sinh ra Hoàng Uân hiện nay. Cụ Bùi mất ngày 19.6 năm Ất Dậu.

ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN

ngành trưởng: cụ phạm duy triêm là con trưởng cụ thôn thúc. cụ triêm sinh năm canh dần (1891). sinh thời cụ được
bầu tổng hào, nên gọi là cụ Tổng Triêm. Con trai cụ Triêm là PHẠM LIỆC. Các con gái là: PHẠM THỊ LỚN lấy ông Vũ Huân, sinh ra Vũ Thị Hợi, Vũ Phiếm…PHẠM THỊ NUÔI lấy ông Vũ Đoan sinh ra Vũ Rần, Vũ Thị Tý. Sau khi ông Đoan mất, bà Nuôi lấy ông Vũ Bạ sinh 2 con gái là Thị Hợi, Thị Hựu. PHẠM THỊ GÁI lấy ông Nguyễn Tiếm, sinh ra Nguyễn Văn Hoành, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Tuyến. Cụ Tổng Triêm mất ngày 16.3 năm Nhâm Tý (1972). Cụ bà là VŨ THỊ TÝ, sinh năm Nhâm Ngọ (1882), mất ngày 10.10 năm Nhâm Thân (1932) thọ 51 tuổi. Cụ PHẠM NHAI là con thứ cụ THÔN THÚC. Cụ Nhai không có con nối dõi. Cụ Nhai giỗ ngày 4.5 âm lịch. Cụ PHẠM HƯỜNG là con thứ 3 cụ THÔN THÚC. Sinh thời cụ được bầu tri sự, nên người làng gọi là cụ Sự Hường. Cụ Hường sinh 3 con trai: PHẠM HOẠT, PHẠM BỘT, PHẠM RẬU. Và các con gái: PHẠM THỊ TÝ lấy chồng xã Lê Lợi, sinh 1 con trai là Lê Văn Mạnh, gái là Lê Thị Yến lấy con ông Nội, Lê Thị Loan lấy con ông Vũ Ngân cùng làng. PHẠM THỊ …Lấy chồng tên là Tình (Xã Nam Bình, hiện nay gia đình ở Đà Nẵng). Cụ Sự Hường giỗ ngày 5.12 âm lịch. Cụ PHẠM CAM là con thứ 4 cụ THÔN THÚC. Con trai cụ Cam là PHẠM CHUNG, hiện làm ăn sinh sống ở Hà Bắc. Cụ Cam giỗ ngày 4.5 âm lịch. Cụ PHẠM THANH là con thứ 5 cụ THÔN THÚC. Cụ Thanh sinh năm Mậu Thìn (1928). Cụ Thanh không có con nối dõi. Cụ mất ngày 06.05 năm Ất Dậu (1945) Cụ PHẠM THĂNG là con cụ PHẠM KIÊN. Sinh thời được bầu tri sự, nên người làng gọi là cụ Sự Thăng. Cụ Thăng sinh ra ông PHẠM NHIỄU và 2 con gái là PHẠM THỊ CÚN lớn, PHẠM THỊ CÚN con. Cô Cún lớn lấy Nguyễn Cường, sinh ra Nguyễn Trai. Nguyễn Cường hy sinh trong trận đánh bốt Dương Cước năm 1951, cô Cún lớn phải tái giá lấy Tạ Tâm thôn Hữu Bộc, sinh ra Tạ Sâm, Tạ Đam, Tạ Sen, Thị Khuyên. Cô Cún con lấy Đặng Thiệp sinh ra Đặng Văn Giao, Đặng Văn Thủy, Đặng Thị Quý, Đặng Đoan Thành, Đặng Thị Thắm. Cụ Thăng mất ngày 1.5 năm Ất Dậu (1945). Cụ bà là VŨ THỊ TÝ, sinh năm Giáp Ngọ (1894), mất ngày 12.11 năm Kỷ Mùi (1979). Cụ PHẠM RUNG là con cụ SỰ XUÂN. Cụ Rung sinh năm Tân Hợi (1911). Cụ bà là VŨ THỊ BỬU, con gái cụ Khóa Nhuận, họ Vũ ngoài. Cụ bà kế thất là Đặng Thị Gái, sinh ngày 24.6 năm Đinh Mão (1927). Cụ Rung có 5 con trai: PHẠM RIỆC, PHẠM NGHIỆP, PHẠM BIỆP, PHẠM ĐÔN, PHẠM VANG Cụ ông mất ngày 01.01 năm Kỷ Tỵ (1989) thọ 79 tuổi, cụ bà Vũ Thị mất ngày 7.3 năm Ất Mùi (1955)
ngành thứ hai: thiên cư xuống thôn dương cước

ngành thứ 3 (đời thứ 14):
Cụ PHẠM BỒNG là con trưởng cụ PHẠM LƠI. Sinh thời cụ làm nghề đóng cối xay tre. Những năm kháng chiến chống Pháp, cụ tham gia đội tự vệ ở thôn. Cụ Bồng sinh ra PHẠM VĂN NGỘI (HỘI), PHẠM VĂN BƯỞI, PHẠM THỊ SẤP. Bà Sấp lấy ông Vũ Phiếm, sinh ra Vũ Tuyên, Vũ Thâu, Vũ Thị Tý lấy chồng là Lương Văn Khoa, Vũ Thị Thìn lấy chồng là Phạm Mai. Cụ Bồng mất ngày 9.9 năm Nhâm Thân (1992). Cụ bà chính thất VŨ THỊ LỚN, giỗ ngày 29.2 âm lịch. Cụ bà kế thất NGUYỄN THỊ NUÔI mất ngày 25.5 năm Tân Mùi 1991. Cụ PHẠM KHANH là con thứ cụ PHẠM LƠI. Sinh thời cụ Khanh làm nghề đóng cối xay tre. Những năm kháng chiến chống Pháp cụ tham gia đội tự vệ của thôn. Cụ Khanh sinh ra PHẠM VĂN UỔNG, PHẠM THANH CHU, PHẠM VĂN HỒNG, PHẠM VĂN NGÂU. Các con gái là PHẠM THỊ RỐC mất năm 1945 và PHẠM THỊ QUỲNH sinh năm 1961. Cụ Khanh mất ngày 1.7 năm Quý Hợi (1983). Cụ bà chính thất là ĐẶNG THỊ LÙN (em gái cụ Đặng Rỵ, chị gái cụ Đặng Tất). Cụ mất ngày 1.3 năm Bính Tuất (1946). Cụ bà kê thất là… Cụ PHẠM NHUNG là con cụ PHẠM HỒI. Sinh thời cụ Nhung làm nghề may. Cụ sinh ra PHẠM VƯU, PHẠM SOÁI và 2 con gái là PHẠM THỊ ĐẸT lấy ông Đặng Ảnh cùng làng. PHẠM THỊ BỐN lấy chồng là Suất, người thôn Hữu Bộc, hiện nay gia đình bà Bốn làm ăn sinh sống ở Thị Xã Thái Bình. Cụ Nhung giỗ ngày… Cụ bà là HOÀNG THỊ CÁY giỗ ngày Cụ PHẠM LIỄN là con cả cụ PHẠM VÔNG. Cụ Liễn không có con nối dõi. Cụ PHẠM SANH là con thứ cụ PHẠM VÔNG. Cụ Sanh có con gái là PHẠM THỊ TƯƠI. Cụ PHẠM BI là con cụ PHẠM BÌ Cụ Bi sinh năm Kỷ Tỵ (1929) trong kháng chiến chống Pháp có tham gia dân quân du kích, đi dân công phục vụ hỏa tuyến. Cụ Bi sinh ra PHẠM VĂN KHOA, PHẠM KHU, PHẠM KHƯƠNG, PHẠM VĂN KHÁNG. Các con gái là PHẠM THỊ RẬU, tuổi Đinh Dậu (1957), PHẠM THỊ MỪNG , tuổi Giáp Dần (1974) Cụ bà là VŨ THỊ NHU, sinh năm Tân Mùi (1931), mất ngày 1.1 năm Quý Dậu (1981). Cụ PHẠM RIẾN tự là THANH CHÂU. Cụ là con trưởng cụ) PHẠM THIẾN. Cụ Riến sinh ngày 10.8 năm Quý Mão (1903), niên hiệu Thành Thái thứ 5 (1889 – 1907). Thuở nhỏ cụ học chữ Hán cụa Khóa Tiến trong làng, sau đó học chữ Quốc ngữ do cụ Tô Bá Đễ làm tổng sư dạy ở đình Hữu Bộc. Lớn lên cụ được cha dạy cho nghề may. Nhưng tìm kiếm công việc thật vất vả, khi thì cụ theo cụ sự Cừu ra Lý Xá (Phụ Dực), khi thì đi Đoan Hạ, Hòa Bình. Chỉ ít lâu sau cụ trở về quê nhà, được cha cho một máy khâu gióng trúc, mở cửa hàng màng may rất có tín nhiệm. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, tiếp đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cụ đều hăng hái tham gia nhiều hoạt đồng của thôn xã: Bí thư nông dân cứu quốc xã, chủ tịch mặt trận tổ quốc xã, chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã tín dụng. Ngày 06.01. 1948 cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ được tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Pháp và Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai. Năm 1988, cụ được tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Cụ Riến có 10 người con: PHẠM BỔNG, PHẠM XƯỚNG, PHẠM MÙI, PHẠM ĐỨC DUẬT, PHẠM TRỌNG ĐIỀM, PHẠM TRỌNG BẢO. Các con gái: PHẠM THỊ CHÚT, sinh năm Ất Sửu (1925), lấy chồng là Lê Ngọc Thược, thôn Phú Ân, xã Lê Lợi cùng huyện, sinh 3 trai, 6 gái, PHẠM THỊ QUÝ sinh năm Quý Dậu 1933), lấy chồng là Vũ Quang, thôn Dương Cước cùng xã, sinh 3 trai, 6 gái, PHẠM THỊ GIÁN sinh năm Mậu Dần (1938), lấy chồng là Nguyễn Văn Vĩnh thôn Thượng Gia cùng xã, sinh 1 trai, 3 gái. Hiện nay. Hiện nay bà Gián cùng chồng con làm ăn sinh sống ở Thành Phố Hải Phòng, PHẠM THỊ NHUẦN, sinh năm Mậu Ngọ (1942), lấy chồng là Vũ Quốc Đảm, xã Đông Các huyện Đông Hưng, sinh 3 trai, 2 gái. Hiện nay Bà Nhuần cùng chồng con làm ăn sinh sống ở phố Đống Năm (Đông Hưng) Cụ Phạm Riến mất ngày 1.7 năm Tân Mùi (1991), thọ 89 tuổi. Cụ bà chính thất là VŨ THỊ LỠ, con gái thứ 2 cụ Khóa Nhuận, họ Vũ ngoài (Chị gái Cụ Vũ Khiết, Vũ Tẩy). Cụ sinh năm Quý Mão (1903) bằng tuổi cụ ông. Sau khi sinh một con trai là Phạm Bổng, thì bị bệnh mất ngày ngày 27.5 năm Bính Dần (1926), niên hiệu Bảo Đại thứ nhất. Cụ bà kế thất là NGUYỄN THỊ TÝ, con gái thứ 2 cụ Nguyễn Vạn (ông Nguyễn Thới gọi cụ là cô ruột). Cụ sinh năm Ất Tỵ (1905), niên hiệu Thành Thái thứ 7. Xuân Nhâm Ngọ (2002), cụ 98 tuổi vẫn đi ra hội trường mừng thọ với các cụ trong thôn. Cụ PHẠM DỞN là con thứ cụ PHẠM THIẾN. Sinh thời cụ còn có tên là PHẠM VĂN THÁI. Cụ sinh ngày 10.5 năm Mậu Ngọ (1918), niên hiệu Khải Định thứ 3. Thuở nhỏ cụ học chữ Quốc ngữ, đỗ sơ học yếu lược. Năm 15 tuổi, cụ theo cụ Nguyễn Điện (Tổng Điện) thôn Thượng Gia lên Thị xã Thái Bình học nghề chạm bạc. Khi đã vững tay nghề cụ cùng người con anh trai là Phạm Bổng lên Hà Nội nhận việc về nhà làm riêng. Ít năm sau, hai chú cháu lên Hòa Bình mở hiệu làm trang sức bán cho đồng bào thiểu số. Bên canh việc làm ăn cụ còn sớm giác ngộ cách mạng, hăng hái tham gia các phong trào: Ủng hộ bầu cử nghị viện cho phái Nguyễn Công Truyền, tuyền truyền chống Nhật xâm lược Đông Dương, dự các cuộc mít tinh, cất giấu tài liệu, đấu tranh với tiểu chủ đòi giảm giờ làm… Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, cụ tham gia công tác thông tin thôn, trưởng ban thông tin xã. Cụ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 05.10.1947 và đi công tác thoát ly tháng 8.1948 tại phòng thông tin huyện. Năm 1952 cụ được diều lên tỉnh tham gia công tác giảm tô, cải cách ruộng đất và nhiều năm công tác ở ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình đến khi nghỉ hưu, cụ được tặng Huy chương kháng chiến hạng nhất, danh hiệu chiến sỹ thi đua, dũng sỹ diệt Mỹ cấp ưu tú. Năm 1971 cụ nghỉ hưu, về quê tích cực tham gia phong trào phụ lão ở thôn. Năm 1987, cụ được nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Các con cụ: PHẠM THỊ DẬU, sinh năm Ất Hợi (1935), mất năm 11 tuổi ở nhà thương Thị xã Thái Bình, PHẠM THIỀM, sinh năm Kỷ Mão (1939), mất năm 1946, PHẠM THỊ HỒNG, lấy chồng là Vũ Thế Nhiễm cùng thôn, cùng chồng con công tác ở Sơn La. Bà Hồng sinh ra Vũ Duy Tiên, Vũ Thị Minh Chúc, Vũ Mạnh Tiến, Vũ Duy Hậu, Vũ Thị Lan Anh. Bà PHẠM THỊ THƠN bị giặc bắn tại cánh đồng đầu làng năm 1952, lúc đó mới 10 tuổi. PHẠM VĂN QUYẾT sinh năm Bính Tuất (1946). PHẠM VĂN TUẤN đi bộ đội hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường B. PHẠM THỊ MINH NGUYỆT sinh năm Mậu Tuất (1958), lấy chồng là Nguyễn Giản làm ruộng và buôn bán ở quê. Bà Nguyệt sinh ra Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Toan. Cụ Phạm Dởn mất ngày 17.08 năm Ất Hợi (1995) tại quê nhà. Cụ bà là VŨ THỊ MÙI là con gái lớn cụ bà thứ 5 của cụ Vũ Khang. Cụ sinh năm Đinh Tỵ (1917), niên hiệu Khải Định thứ 2. Cụ là một phụ nữ đảm đang, nuôi dạy con cho cụ ông đi hoạt động suốt mấy chục năm trong hai cuộc kháng chiến gian khổ. Cụ có thời gian được bầu vào ban chấp hành phụ nữ xã, tham gia vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cụ mất ngày 18.1 năm Tân Tỵ (2001). Cụ PHẠM HẢN là con trưởng cụ PHẠM HIỀN. Cụ sinh năm…Sinh thời cụ làm nghề đóng cối xay tre. Cụ Hản sinh ra PHẠM CHIỂU và người thứ 2 được 3 tuổi thì mất. Cụ Hản giỗ ngày 25.2 âm lịch, thọ 64 tuổi. Cụ bà là người huyện Thái Ninh (Thái Thụy), giỗ ngày 3.11 âm lịch. Cụ PHẠM HÁN là con thứ 2 cụ PHẠM HIỀN. Cụ Hán không có gia đình riêng. Cụ giỗ ngày 24.3 âm lịch. Cụ PHẠM SỞ là con thứ 3 cụ PHẠM HIỀN. Sinh thời cụ làm ruộng ở quê. Các con cụ là PHẠM TẦN, PHẠM ÁNH, PHẠM MAI, con gái là PHẠM THỊ NÁI lấy chồng là Triệu Sỹ Bôn xã Quốc Tuấn có 2 trai, 4 gái: Tuấn, Tú, Chín, Hoàn, Kiên, Phương. PHẠM THỊ LEN lấy chồng ở Sóc Sơn, Hà Nội, 2 con là Cường, Hương. Cụ Sở mất ngày 24.1 âm lịch. Cụ bà là Hoàng Thị Tỵ, giỗ ngày 18.12 âm lịch. Cụ PHẠM ĐIỂN là con thứ 4 cụ PHẠM HIỀN. Cụ Điển sinh năm Bính Thìn (1916). Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, cụ có bị tuyển dụng đi lính khố xanh một thời gian. Trong kháng chiến chống Pháp, cụ tham gia dân quân du kích ở thôn. Các con cụ là PHẠM TÙNG, PHẠM BÔN, PHẠM CÔN, PHẠM HUỆ. Con gái là PHẠM THỊ MƠ. Cụ bà là HOÀNG THỊ TẤM Cụ PHẠM NIÊM là con trưởng cụ PHẠM CHIÊM. Sinh thời cụ làm ruộng và buôn muối. Cụ sinh ra PHẠM VĂN NIỀM, PHẠM VĂN XEM. Con gái là PHẠM THỊ MÂU, lấy chồng tên là Sùng, người thôn Thượng Gia, hiện nay gia đình làm ăn ở Quảng Ninh. PHẠM THỊ THÌN… Cụ Niêm giỗ ngày 14.12 âm lịch Cụ bà là HOÀNG THỊ… Cụ PHẠM HÀI con thứ 2 cụ PHẠM CHIÊM. Cụ Hài mất sớm, giỗ ngày 14.4 âm lịch. Cụ PHẠM VĂN SẮC là con trai thứ 3 cụ PHẠM CHIÊM. Sinh thời cụ làm nghề đóng cối xay tre. Cụ Sắc sinh ra PHẠM VĂN SẢO, PHẠM VĂN TƯ. Con gái là PHẠM THỊ NGA…PHẠM THỊ NGUYỆT có một con trai là Phạm Văn Tiến. Cụ Sắc mất ngày 15.8 năm Kỷ Mão (1999) Cụ bà là VŨ THỊ CÔI con gái cụ Vũ Thị Chất, cùng làng Cụ PHẠM XOANG là con trai trưởng cụ ĐỘI THOA, cụ Xoang sinh năm…Sinh thời làm ruộng. Các con cụ Xoang là: PHẠM CHÂM, PHẠM CHÂN, PHẠM QUANG. Con gái là PHẠM THỊ ĐÀO lấy chồng là Trần Hời cùng làng. PHẠM THỊ MẬN sinh năm Kỷ Mão (1939), lấy chồng là Hoàng Văn Nùng thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi cùng huyện. PHẠM THỊ MƠ sinh năm Quý Mùi (1943) lấy chồng là Bùi Văn Trụ, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Cụ Xoang giỗ ngày 17.12 âm lịch. Cụ bà là VŨ THỊ TÝ là con gái thứ 3 cụ Khóa Nhuận, họ Vũ ngoài. Cụ mất ngày 18.07 âm lịch. Cụ PHẠM LÊU là con trai thứ 2 cụ ĐỘ THOA. Cụ sinh năm Bính Thìn (1916). Sinh thời cụ làm nghề chạm bạc. Con trai cụ là PHẠM VĂN TẠC, sinh năm Ất Dậu (1945). Các con gái là PHẠM THỊ NGHỆ sinh năm Mậu Dần (1938), chồng là Lê Văn Thục thôn Phú Ân, xã Lê Lợi cùng huyện. PHẠM THỊ NGẢI mất năm 10 tuổi. PHẠM THỊ CHUỐI lấy chồng là Bùi Văn Khá, xã Vũ Hòa, huyện Vũ Thư. PHẠM THỊ HÒA sinh năm Giáp Ngọ (1954), có con trai là Đào Tuấn, sinh năm Kỷ Tỵ (1989), hiện tại ở quê mẹ, xin nhập họ mẹ là Phạm Tuấn. Cụ Lêu mất ngày 21.3 năm Ất Hợi (1995) Cụ bà là VŨ THỊ Ý, là con gái thứ 2 cụ Tổng Hành, họ Vũ ngoài. Cụ sinh năm Giáp Dần (1914), mất ngày 1.3 năm Nhâm Thân (1992). Cụ PHẠM ĐOAN là con trưởng cụ SỰ ĐÀI. Cụ Phạm Đoan sinh năm…(vài nét tiểu sử đã viết ở phần cụ Phạm Đài đời thứ 13). Cụ Đoan mất ngày 10.1 năm Bính Tuất (1946). Cụ PHẠM NHÂM là con thứ 2 cụ SỰ ĐÀI. Cụ Nhâm mất sớm, giỗ ngày 1.4 âm lịch. Cụ PHẠM TÝ là con trai thứ 3 cụ SỰ ĐÀI. Cụ Tý mất sớm, giỗ ngày 10.1 năm Bính Tuất (1946). Cụ PHẠM BÍNH là con trưởng cụ PHẠM LÂU. Cụ sinh ra PHẠM ĐÍNH, PHẠM DỤC, PHẠM TỴ, PHAM CHUÂN, PHẠM ĐỎ. Cụ Bính giỗ ngày 14.12 âm lịch. Hiện nay gia đình ở An Bài, Quỳnh Phụ. Cụ PHẠM BỐN là con trai thứ 2 cụ PHẠM LÂU. Các con cụ Bốn là PHẠM BÔN, PHẠM THÁI, PHẠM BÌNH, PHẠM TĨNH, PHẠM XƯƠNG. Cụ PHẠM TẸO là con thứ 3 cụ PHẠM LÂU. Cụ Tẹo sinh ra PHẠM TÀI. Cụ Tẹo mất ngày 6.3 âm lịch.
ngành thứ 4: (đời thứ 14)
Cụ PHẠM QUÁT là con trưởng cụ PHAM MẠI. Sinh thời cụ Quát làm ruộng. Gia đình ở đất gần từ đường họ Trần (nay bị san đi làm sân vận động). Cụ Quát có con là PHẠM HÉT và PHẠM THỊ CÒI. Năm Ất Dậu (1945), do nạn đói khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng mấy cha con, chỉ còn sót lại người mẹ, sau này lấy cụ Nguyễn Nhai. Cả 2 cụ cũng đã qua đời. Cụ PHẠM TIÊU là con thứ 2 cụ PHẠM MẠI. Sinh thời cụ chuyên đi làm thuê, làm mướn. Con trai cụ là PHẠM PHA. Trận đói năm 1945 đã cướp đi cha con cụ, còn sót lại người mẹ, sau này lấy làm kế cụ Trần Tiếu. Gia đình cụ Tiếu đi xây dựng kinh tế mới ở Nghĩa Lộ. Cụ PHẠM NGẬT là con thứ 3 cụ PHẠM MẠI. Tuổi thanh niên, cụ Ngật đi làm ăn sinh sống ở tỉnh Hà Đông. Sau cách mạng tháng 8, cụ đã có lần về thăm quê, hiện nay chưa rõ con cháu cụ định cư ở đâu. Cụ PHẠM VẢNH là con trưởng cụ PHẠM BẤM. Cụ Vảnh khi trưởng thành lấy con gái thứ 2 cụ Tổng Nhự, họ Vũ ngoài. Sau đó ít lâu cụ Vảnh bị ốm nặng và qua đời. Cụ PHẠM TỨ là con thứ cụ PHẠM BẤM. Cụ Tứ làm nghề chạm bạc, lấy vợ tên là bà Nhật, con gái cụ Ngưu. Cụ Tứ mất ngày… Cụ bà nuôi 1 con nuôi tên là… Cụ PHẠM KHĂM là con trai trưởng cụ PHẠM HỶ. Cụ khăm mất sớm. Cụ PHẠM PHẠC là con thứ cụ PHẠM HỶ. Cụ Phạc bỏ nhà ra đi trước năm 1945, đến nay vẫn chưa rõ đi đâu.
ngành thứ năm: (đời thứ 14)
Cụ PHẠM MIỄN là con cụ PHẠM YẾNG. Cụ Miễn không có con nối dõi. Cụ PHẠM TRẮC là con cụ PHẠM TỊNH. Cụ Trắc sinh ra PHẠM THẮC, PHẠM MINH (tức Nấng). Con gái cụ Trắc là PHẠM THỊ LỚN lấy ông Nguyễn Kỷ, sinh ra Nguyễn Trừu lấy Trần Thị My, sinh ra Trọng, Tuân và Thị Mến.
ngành thứ sáu (đời thứ 14)
Cụ PHẠM XỚN là con trưởng cụ PHẠM HỒ. Cụ Xớn sinh năm Quý Mão (1903). Sinh thời cụ làm nghề mộc. Các con cụ là PHẠM ĐIỂN, PHẠM THAI, PHẠM BỘ, PHẠM LÂN. Các con gái là PHẠM THỊ LỚN lấy chồng tên là Biểu, thôn Năng Nhượng, xã Trà Giang, PHẠM THỊ LỠ lấy chồng tên là Lê Văn Lực, thôn Phú Ân, xã Lê Lợi, PHẠM THỊ BA lấy chồng là Vũ Nữu, thôn nhà. PHẠM THỊ BỐN lấy chồng là Chồi, thôn Năng Nhượng xã Trà Giang, PHẠM THỊ NĂM, PHẠM THỊ SÁU mất sớm. Cụ Xớn mất ngày 19.9 năm Nhâm Dần (1962). Cụ bà là NGUYỄN THỊ CON giỗ ngày 8.4 âm lịch. Bà Xớn 2 người họ Vũ (em ruột bà Quát). Bà Xớn 2 còn người em gái là Phạm Thị Muộn, lấy chồng là Vũ Trung ở làng. Cụ PHẠM THẮNG là con thứ cụ PHẠM HỒ. CỤ Thắng mất sớm năm 1945. Bà Thắng sau đi lấy người làng Phú Ân. Cụ PHẠM QUANG RẬT là con cụ PHẠM BÙI. Cụ Rật sinh năm Canh Ngọ 1930. Con cụ Rật là PHẠM VĂN MẠNH. Con trai thứ 2 là PHẠM VĂN PHÚC mất sớm. Con gái là PHẠM THỊ LÂN lấy chồng là Nguyễn Tuân ở thôn Thượng, sinh ra Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Tuấn Anh Cụ bà là NGUYỄN THỊ SÁU sinh năm Kỷ Mão (1939), người thôn Thượng Gia cùng xã.

ĐỜI THỨ MƯỜI LĂM

ngành trưởng:
Ông PHẠM LIỆC là con cụ PHẠM TRIÊM. Ông Liệc sinh năm Đinh Mão (1927). Ông làm ruộng và có mấy năm hăng hái tham gia hoạt động văn nghệ địa phương. Các con ông là PHẠM NGỌC KHUÊ, PHẠM NGỌC TRAI, PHẠM NGỌC ĐẨU, PHẠM VĂN TƯ, PHẠM VĂN HẢI. con gái là PHẠM THỊ TRÒN lấy chồng là Hoàng Quang Uân, con ông Hoàng Ngữ cùng làng. Bà là NGUYỄN THỊ TỴ là con gái thứ 2 cụ Nguyễn Tạo cùng làng. Bà sinh năm Đinh Mão (1927). Ông PHẠM HOẠT là con trưởng cụ PHẠM HƯỜNG. Ông Hoạt sinh năm Nhâm Thân (1932). Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia công tác thôn đội và một số công việc trong thôn. Ông Hoạt sinh ra PHẠM VĂN BÍNH, PHẠM THỊ TƠ, PHẠM THỊ HUỆ (Huệ lấy Vũ Hưng, con bà Vũ Thị Tiêu cùng làng). Ba người trên là con bà VŨ THỊ QUYẾT. Ông Hoạt còn lấy bà VŨ THỊ HIẾM, sinh ra PHẠM THỊ HUẾ, PHẠM THỊ HUÊ (cô Huế lấy anh Thoại, thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi). Bà thứ 3 hiện nay tên là…Sinh ra PHẠM VĂN QUÝ tuổi Giáp Tý (1984). Ông PHẠM BỘT là con thứ cụ PHẠM HƯỜNG. Ông Bột sinh năm Bính Tý (1936). Ông là người cần kiệm lao động nông nghiệp. Các con ông là PHẠM VĂN LÂN, PHẠM VĂN HIÊN, PHẠM VĂN GIANG, PHẠM VĂN TUÂN, PHẠM VĂN DÂN. Con gái là PHẠM THỊ CỐM. Bà Bột tên là HOÀNG THỊ TRÂM, con gái lớn cụ Hoàng Lập cùng làng. Ông PHẠM RẬU là con thứ 3 cụ PHẠM HƯỜNG. Ông Rậu sinh năm Ất Dậu (1945). Ông Rậu có một số năm tham gia công tác Hợp tác xã nông nghiệp ở thôn nhà. Ông Rậu sinh ra PHẠM ĐÌNH TRUNG, PHẠM THỊ THỦY (lấy chồng người thôn Thượng Gia), PHẠM THỊ LIÊN, PHẠM THỊ LÀNH Bà Rậu tên là…LỤA, người thôn Phú Ân, xã Lê Lợi Ông PHẠM CHUNG là con cụ PHẠM CAM. Ông Chung sinh năm…Ông có 4 trai, 2 gái: PHẠM VĂN THANH, PHẠM VĂN BÌNH, PHẠM VĂN MINH, PHẠM VĂN KHUYÊN, PHẠM THỊ NGUYỆT, PHẠM THỊ NGA Bà Chung tên là… Ông PHẠM NHIỄU là con cụ SỰ THĂNG. Ông Nhiễu sinh năm Tân Dậu (1921). Sinh thời ông Nhiễu làm nghề chạm bạc. Ông sinh ra PHẠM NHIÊU, PHẠM THỊ CHẮT. Thị Chắt sinh năm Đinh Hợi (1947). Ông Nhiễu mất ngày 22.02 năm Mậu Tý (1948). Bà là ĐẶNG THỊ TẸO sinh năm Kỷ Mùi (1919). Ông PHẠM RIỆP là con cả cụ PHẠM RUNG. Ông Riệp sinh năm Mậu Dần (1938), có con trai là PHẠM QUỐC BÌNH, các con gái là PHẠM THỊ ĐỰNG, PHẠM THỊ TĨNH, PHẠM THỊ NHUNG. Anh Bình có vợ và 1 con trai là PHẠM GIA KHAM. Bà Riệp tên là ĐINH THỊ CHIU (dân tộc Tày) Hiện nay gia đình ông Riệp làm ăn sinh sống ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ông PHẠM NGHIỆP là con thứ cụ PHAM RUNG. Ông Nghiệp sinh năm…(cùng tuổi anh Nguyện con ông Tuẩn). Ông mất ngày 8.4 năm Quý Sửu (1973). Bà là PHẠM THỊ TỴ mất ngày 14.8 năm Đinh Mão (1987). Ông PHẠM TIỆP là con thứ 3 cụ PHẠM RUNG. Ông Tiệp sinh ngày 28.5 năm Ất Mùi (1951) các con ông là PHẠM VĂN CÔNG… Bà là Trần Thị Biên sinh năm…Người Nam Sách, Hải Dương. Hiện ở thị trấn Tân Biên, Tây Ninh. Ông PHẠM TRIỆP là con thứ 4 cụ PHẠM RUNG, sinh ngày 28.5 năm Đinh Dậu (1957). Các con ông Triệp là PHẠM THỊ NGA, PHẠM THỊ TUYẾT, PHẠM THỊ PHƯƠNG. Bà là VŨ THỊ NHÃ sinh năm Tân Mão (1961), con gái ông Vũ Nhàn, Tả Phụ Ông PHẠM VĂN ĐÔN là con thứ 5 cụ PHẠM RUNG, sinh ngày 13.2 năm Tân Mão (1961), lấy vợ xã Quang Minh, Vũ Thư, con là PHẠM THẾ HẬU, hiện ở huyện KrongPac, Đăk Lăk. Ông PHẠM VĂN VANG là con thứ 6 cụ PHẠM RUNG. Ông Vang sinh ngày 11.5 năm Tân Hợi (1971), hiện là giáo viên huyện Cư Mờ Nga, tỉnh Đăk Lăk Con gái cụ Rung là PHẠM THỊ VUI sinh ngày 30.07 năm Mậu Thân (1968) lấy Đào Văn Tiến, Tiên lãng, Hải Phòng. Hai con là Đào Ngọc Thành, Đào Ngọc Tuân hiện ở Đăk Lawk. PHẠM THỊ TỴ, em gái liền ông Đôn, sinh năm Ất Tỵ (1965), mất 17 tuổi (1987).
ngành thứ 2: (đời thứ mười lăm) thiên cư xuống thôn dương cước.

ngành thứ 3: (đời thứ mười lăm)
Ông PHẠM HỘI là con trai cụ PHẠM BỒNG. Ông Hội mất sớm. Ông PHẠM BƯỞI là con thứ cụ PHẠM BỒNG. Ông Bưởi mất sớm. Ông PHẠM UỔNG là con trưởng cụ PHẠM KHANH. Ông Uổng mất sớm. Ông PHẠM THANH CHU là con thứ cụ PHẠM KHANH. Ông Chu sinh ngày 11.05 năm Ất Tỵ (1941). Trong kháng chiến chống Mỹ ông đi bộ đội làm đến đại đội trưởng. Khi xuất ngũ về quê, ông tích cực tham gia công tác địa phương: là Đảng ủy viên ,trưởng ban kiểm soát Hợp tác xã, trưởng Ban chăn nuôi, phó công an xã. Hiện nay ông Chu là trưởng ngành thứ 3 của họ nhà. Con trai ông là PHẠM THANH HẢI. Các con gái là PHẠM THỊ MẾN, sinh ngày 25.08 năm Đinh Mùi (1967), lấy chồng là Phạm Văn Điện thôn Phú Ân, xã Lê Lợi. PHẠM THỊ YẾN sinh ngày 23.08 năm Tân Hợi (1971), Thị Yến đi Liên Xô từ năm 1989. PHẠM THỊ LAN ANH sinh ngày 02.06 năm Kỷ Mùi (1979), đã học trường Đại học dân lập Phương Đông, Hà Nội. Bà Chu là TẠ THỊ SẾNH, người thông Hữu Bộc. Bà sinh ngày 12.03 năm Ất Dậu (1945). Bà từng công tác tại sở Ngoại thương tỉnh, rồi về làm phó chủ nhiệm Hợ tác xã Việt Hồng, làm phó hội trưởng Hội phụ nữ xã suốt 15 năm liền. Ông PHẠM VĂN HỒNG là con thứ 3 cụ PHẠM KHANH. Ông Hồng gia nhập quân đội những năm kháng chiến chống Mỹ, chức vụ tiểu đội trưởng. Ông Hồng anh dũng hy sinh tại chiến trường B ngày 11.03 năm Tân Hợi (1971). Ông PHẠM VĂN NGÂU là con thứ 4 cụ PHẠM KHANH. Ông Ngâu sinh năm Nhâm Thìn (1952). Ông sinh ra PHẠM VĂN LONG, PHẠM VĂN VƯƠNG, PHẠM VĂN VANG. Con gái là PHẠM THỊ HƯƠNG, sinh năm Quý Sửu (1973), đã xây dựng gia đình riêng. Bà Ngâu tên là PHẠM THỊ QUỲNH, sinh năm Tân Sửu (1961) Hiện nay gia đình ông Ngâu làm ăn sinh sống ở xóm 7, thôn Thiện Tường, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải. Ông PHẠM VƯU là con trường cụ PHẠM NHUNG. Ông Vưu sinh năm Quý Hợi (1923). Sinh thời ông Vưu làm nghề may. Ông sinh ra PHẠM HUY, PHẠM NĂNG, PHẠM KHẢI, PHẠM BÍCH, PHẠM CHÂU, cùng các con gái là PHẠM THỊ DẦN, lấy chồng tên là Thường, quê ở Hà Nam. PHẠM THỊ TÝ sinh năm Bính Thân (1956), lấy chồng là Vũ Văn Mão (con ông Bạ cùng làng), sinh ra Vũ Thị Tâm, Vũ Văn Phòng. PHẠM THỊ THẤM, chồng là Phúc sinh 2 con trai. PHẠM THỊ MÂY, chồng là Nhật, sinh 1 trai, 1 gái Bà chính thất của ông Vưu là NGUYỄN THỊ CHUỘT, con gái lớn cụ Nhang Trứ, họ Nguyễn cùng làng. Bà mất ngày… Bà kế thất là… Ông PHẠM SOÁI là con thứ 2 cụ PHẠM NHUNG. Ông Soái sinh năm Nhâm Thân (1932). Sinh thời ông làm nghề đóng cối xay tre. Ông sinh ra PHẠM HÒA, PHẠM NHÃ, PHẠM PHƯƠNG. Con gái là PHẠM THỊ MÙI, PHẠM THỊ DUYÊN. Thị Mùi lấy Vũ Thuấn con ông Nữu cùng làng, Thị Duyên lấy Đặng Văn Trúc con ông Thắc cùng làng. Ông Soái mất ngày 23.6 năm Bính Tý (1996). Bà Soái là VŨ THỊ CÔI sinh năm Canh Ngọ (1930) Bà PHẠM THỊ TƯƠI là con cụ PHẠM SANH. Bà tươi có con tên là… Ông PHẠM VĂN KHOA là con trưởng cụ PHẠM BI. Ông Khoa sinh năm Tân Sửu (1961). Ông sinh ra PHẠM KHÁNH và 1 con gái là PHẠM THỊ LINH. Bà Khoa là PHẠM THỊ QUY quê ở xã…Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Hiện nay gia đình ông Khoa đi xây dựng kinh tế mới ở huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ông PHẠM VĂN KHƯƠNG là con thứ 3 cụ PHẠM BI. Ông Khương sinh năm Mậu Thân (1968), ông Khương sinh ra PHẠM DUY. Bà Khương là NGUYỄN THỊ HỒNG, con gái ông Nguyễn Thới cùng làng. Hiện nay gia đình làm ăn ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ông PHẠM VĂN KHÁNG là con thứ 4 cụ PHẠM BI. Ông Kháng sinh năm Tân Hợi (1971), vợ là NGUYỄN THỊ TƯƠI sinh năm GIÁP DẦN (1974). Ông PHẠM BỔNG (còn có tên là PHẠM CHẮT, PHẠM SINH). Ông Bổng sinh năm Quý Hợi (1923, Khải Định thứ 8). Ông là con trưởng cụ PHẠM RIẾN. Ông sinh được 10 ngày thì thân mẫu bị bệnh động kinh và mất sữa. Bà nội phải nuôi nấng. Hồi nhỏ ông bà nội cho học chữ Quốc ngữ và đõ sơ học yếu lược, lớn lên ông làm nghề chạm bạc. Ông sớm được giác ngộ cách mạng, thường được cấp trên giao công tác tuyên truyền vận động cách mạng, rải truyền đơn. Năm 1944 ông đang hoạt động bí mật ở Hà Nội thì bị lên bắp chuối. Ông trốn về quê để chữa, suýt nữa bị bắt. Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền ở xã. Sau đó ông lại tiếp tục lên Hà Nội hoạt động trong phong trào công nhân. Ngày 17.05 năm Bính Tuất (1946), ông đột ngột bị bệnh và mất tại Hà Nội. Ông PHẠM XƯỚNG là con thứ cụ PHẠM RIẾN. Ông sinh năm Kỷ Tỵ (1929). Sau khi đỗ bằng sơ học yếu lược, ông được cha dạy cho nghề may. Đầu năm Ất Dậu (1945), ông cùng ông nội và em trai là Phạm Mùi đi theo gia đình chú và người anh cả lên thị xã Hòa Bình mở cửa hàng sản xuất và bán đồ trang sức bằng bạc. Được mấy tháng, ông bị bệnh sốt rét và mất tại thị xã Hòa Bình ngày 11.5 năm Ất Dậu (1945). Ông PHẠM MÙI là con trai thứ 3 cụ PHẠM RIẾN. Ông sinh năm Tân Mùi (1931). Thuở nhỏ được ong nội dạy học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ ở trường làng. Ông là học trò thông minh, học giỏi. Đầu năm Ất Dậu (1945), ông theo gia đình chú ruột lên thị xã Hòa Bình. Sau mấy tháng, ông về quê được cha dạy cho nghề may. Ông cũng như ông nội và cha làm nghề may có tín nhiệm với bà con trong vùng. Bên cạnh nghề may, ông tích cực tham gia công tác thông tin tuyên truyền, hoạt động 12 năm trong đoàn thanh niên cứu quốc, từ chấp hành đoàn xã, thường vụ, lên bí thư đoàn xã và ủy viên Ban phụ trách thiếu nhi huyện Kiến Xương. Ngày 03.03.1962, ông được kết nạp vào Đảng lao động Việt Nam. Có mấy năm ông làm trưởng ban văn hóa xã. Khi có chính sách Hợp tác hóa, ông đã đứng lên xây dựng Hợp tác xã thủ công may mặc, trực tiếp làm chủ nhiệm, lấy tên là Hợp tác xã Phương Đông. Năm 1975 ông chuyển lên thành phố Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú, phụ trách HTX thủ công của Thành phố, rồi tham gia cán bộ phường Tiên Cát. Năm 2000, gia đình ông chuyển về nghỉ hưu ở Hà Nội. Ông Mùi sinh 6 con trai: PHẠM NHẬT NAM, PHẠM NHẬT TỈNH, PHẠM NHẬT THỊNH, PHẠM VĂN QUÂN, PHẠM VĂN HIẾU, PHẠM NHẬT THÀNH và 3 con gái: PHẠM THỊ LOAN, sinh ngày 28.01.1971 (mùng 1 tết Tân Hợi), Thị Loan lấy chồng là Nguyễn Hồng Tư, quê xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, Thái Bình. Hiện nay anh Tư, chị Loan cùng 2 con trai làm ăn ở Cộng hòa Liên bang Đức. Con trai lớn là Kenny (1995) và Nguyễn Huy Hoàng. Con gái thứ 2 ông Mùi là PHẠM THỊ SỬU, sinh ngày 26.06.1973 Con gái thứ 3 là PHẠM THỊ MAI, sinh ngày 10.02.1975. Bà Mùi tên là NGUYỄN THỊ MƠ, sinh ngày 15.06 năm Ất Hợi (1935), người thôn Thượng Gia cùng xã. Ông PHẠM ĐỨC DUẬT là con trai thứ 4 cụ PHẠM RIẾN. Ông sinh năm Bính Tý (1936), tốt nghiệp Trung cấp lý luận sân khấu năm 1964, tốt nghiệp Đại học Hán Học năm 1968, tốt nghiệp Cao học Hán Nôm năm 1976. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, kết nạp ngày 24.03.1967 tại chi bộ Viện Văn học. Ông tham gia công tác từ tháng 9.1960: Dạy cấp 2 ở huyện Đông Anh 1 năm, công tác ở ban nghiên cứu Tuồng Trung ương 1 năm, công tác nghiên cứu văn học Việt Nam tại Viện Văn học 11 năm (1965 – 1976), công tác nghiên cứu văn hóa truyền thống tại Sở Văn hóa thông tin Thái Bình 10 năm (1976 – 1986), công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình 14 năm (1986 – 1999), làm công tác nghiên cứu Văn hóa Dân gian và công tác quản lý qua các chức vụ: Phó chủ tịch Hội, quyền chủ tịch hội, bí thư chi bộ, bí thư Đảng đoàn, Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Thái Bình, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa 11 (1989 – 1994), ủy viên ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh Thái Bình khóa 12, 13, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Các tác phẩm nghiên cứu đã xuất bản: Thơ Văn Lý Trần tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1977. Lê Quý Đôn, Nhà bác học Việt Nam Thế kỷ 18, Sở Văn hóa thông tin Thái Bình, 1978. Văn học Dân gian Thái Bình tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1982. Chùa Keo, Sở Văn hóa thông tin Thái Bình, 1984. Danh nhân Thái Bình tập 1, Sở Văn hóa thông tin Thái Bình, 1986. Viên ngọc thần kỳ, Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình, 1987. Tổng tập Văn học Việt Nam tập 3a, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991. Phạm Thận Duật toàn tập, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2000. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, tác gia, tác phẩm, Sở Văn hóa thông tin Hà Tây, 2000. 3000 câu đối Hán Nôm. 5000 câu đối Hán Nôm. Phương đình Nguyễn Văn Siêu. Văn học Dân gian Thái Bình toàn tập. Sen nở dưới Phật đài…Và nhiều bài đăng trên các tạp chí nghiên cứu, các kỷ yếu hội thảo về Nguyễn Quang Bích, Ngô Quang Đoan, vè, chèo cổ, thông báo Hán Nôm học. Một số bài được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, một số bài đă ng trên các báo chí Trung ương và địa phương. Ông đã được tặng thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng 3, giải thưởng văn học Lê Quý Đôn (1980 – 1985), Bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Huy chương vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật, Huy chương vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian, Huy chương vì sự nghiệp Báo chí. Ông nghỉ hưu năm 1999 và chuyển lên Hà Nội sinh sống cùng gia đình, tiếp tục đóng góp cho công tác Nghiên cứu văn học. Bà là VŨ THỊ THÚY MƠ, sinh năm Quý Mùi (1943), người thôn Thuyền Định, xã Trà Giang, cùng huyện. Bà là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội 1, làm hiệu phó rồi hiệu trưởng các trường cấp 2: Quốc Tuấn, Trà Giang, Hồng Thái, Nam Cao, Phú Xuân ở Thái Bình. Từ năm 1977 bà về làm công tác quản lý chuyên môn ở Sở Giáo dục tỉnh Thái Bình. Năm 1993 bà nghỉ hưu. Bà được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh năm 1971, Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục…Bà mất ngày 23.05 năm Mậu Tuất, tức ngày 06.07.2018 tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Ông bà Duật có 2 con, 1 trai, 1 gái: PHẠM HUY DU, PHẠM VÂN DUNG. Cô Vân Dung sinh năm Bính Thìn (01.02.1977), tốt nghiệp xuất sắc khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện là cán bộ giảng dạy của trường, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia biên soạn các đầu sách: Tinh tuyển Thơ văn Hán Nôm cho trường Đại học Tổng hợp Huế, 1999. Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, thông báo Hán Nôm học, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ khoa học Ngữ văn. Ông PHẠM TRỌNG ĐIỀM là con trai thứ 5 cụ PHẠM RIẾN. Ông sinh năm Canh Thìn (1940), làm ruộng, đi bộ đội năm 1959, đóng quân ở Quán Toan, Cát Bà (Hải Phòng) rồi đi chiến đấu ở chiến trường B (Quân khu 9), chức vụ chính trị viên đại đội, hàm trung úy, được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, xuất ngũ năm 1977 về làm nông nghiệp ở quê. Ông Điềm mất năm 2012, thọ 73 tuổi. Bà Điềm là PHẠM THỊ QUÝ sinh năm Quý Mùi (1943) người thôn Phú Ân, xã Lê Lợi cùng huyện, làm ruộng ở quê. Ông bà Điềm có 5 con: 2 trai, 3 gái: PHẠM VĂN ĐẠM, PHẠM VĂN TRÁNG, PHẠM THỊ ĐIỆP (sinh năm 1977, bị ảnh hưởng chất độc da cam, đã mất năm 2005), PHẠM THỊ YẾN sinh năm 1979 làm thủ công chạm bạc ở quê, đã lấy chồng tên là Giám, người Hưng Hà, có 1 con trai và 3 con gái, PHẠM THỊ LAN ANH, sinh năm 1981, làm ruộng, buôn bán ở quê, lấy chồng là Hải thôn Phú Ân, xã Lê Lợi, có 2 con gái, 1 con trai. Ông PHẠM TRỌNG BẢO là con thứ 6 cụ PHẠM RIẾN, sinh năm Ất Dậu (1945), tốt nghiệp Đại học hợp khoa Triết học, gia nhập quân đội năm 1964, tham gia chiến đấu ở Quảng Trị năm 1968, chức vụ thiếu tá, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, huân chương kháng chiến Chống Mỹ cứu nước hạng nhất, xuất ngũ năm 1991 sống ở quê. Đến năm 2014 gia đình chuyển ra Hải Phòng sinh sống. Bà Bảo là NGUYỄN THỊ LỘC, quê gốc xã Tán Thuật, cùng huyện, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội về làm giáo viên dạy hóa trường cấp 3 Nam Đông Quan, sau chuyển về trường cấp 3 Bắc Kiến Xương. Ông bà Bảo sinh 2 con gái: PHẠM THỊ THU HOÀI, sinh năm 1978, học giỏi, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội khoa Toán tin, sau học cao học, Thạc sỹ, hiện giảng dạy tại trường Đại học Hàng Hải Hải Phòng. PHẠM THỊ THU GIANG, sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, hiện làm việc tại Công ty In dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ông PHẠM VĂN THIỀM là con trưởng cụ PHẠM DỞN, ông Thiềm sinh năm Kỷ Mão (1939). Năm 1945 theo cha mẹ lên làm ăn ở thị xã Hòa Bình. Mấy tháng sau gia đình trở về quê, ông bị ốm ngã nước, mất năm 1946. Ông PHẠM VĂN QUYẾT là con thứ cụ PHẠM DỞN. Ông sinh năm Bính Tuất (1946), còn nhỏ học ở quê, tốt nghiệp cấp 2 rồi thi vào trường Trung cấp Lao động tiền lương. Sau ra công tác lao động tiền lương thuộc Xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) Bà Quyết tên là HÀ THỊ HỒNG CẤP, sinh năm………….Người dân tộc Tày. Hồi nhỏ bà học chữ quốc ngữ, tốt nghiệp cấp 2 rồi học trường Trung cấp Tài chính 3 năm. Sau ra công tác lao động tiền lương thuộc xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Bà Cấp mất năm 2020. Ông bà Quyết sinh 1 trai, 2 gái: PHẠM THÁI DƯƠNG, sinh năm 1973, PHẠM THỊ HỒNG THU, sinh năm 1971, lấy chồng tên là Thức, PHẠM THỊ PHƯƠNG sinh năm… Ông PHẠM ANH TUẤN là con thứ 3 cụ PHẠM DỞN. Ông sinh năm Giáp Ngọ (1954), còn nhỏ học ở quê, tốt nghiệp cấp 2. Năm 17 tuổi ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ vào tháng 08.1971. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 02.1974, chức vụ thượng sỹ, tiểu đội trưởng. Ông đã anh dũng hy sinh tại chiến trường…ngày 07.09.1974, được truy tặng Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng 3. Ông PHẠM CHIỂU là con cụ PHẠM HẢN. Ông Chiểu sinh năm Nhâm Thân (1932). Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia dân quân du kích ở thôn. Sau hòa bình ông làm công nhân ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Bà là ĐẶNG THỊ NẤM, con gái thứ 3 cụ Đặng Trắc cùng làng. Ông bà Chiểu sinh được 2 trai, 2 gái: PHẠM THẾ TRUYỀN, PHẠM NGỌC ĐIỆP, PHẠM THỊ NGUYỆT lấy Đỗ Tiến Dũng (con ông Đỗ Phát người Diêm Điền, Thái Thụy, làm rể cụ Vũ Viết). Cô Nguyệt sinh được 2 trai là Đỗ Văn Thắng, Đỗ Ngọc Sơn. Người con gái thứ 2 của ông bà Chiểu là PHẠM THỊ HỒNG. Ông Chiểu mất ngày 16.7 năm Đinh Sửu (1997). Ông PHẠM TẦN là con trưởng cụ PHẠM SỞ. Ông Tần sinh năm…Làm công nhân ở nhà máy Hóa chất thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Bà Tần là LÊ THỊ XUÂN TRƯỜNG quê ở Phú Thọ, làm cán bộ y tế của nhà máy Hóa chất Việt Trì. Ông bà Tần sinh được 3 con trai: PHẠM LÊ SƠN, PHẠM THÁI HÀ, PHẠM DUY ĐÔNG. Ông Tần giỗ ngày 26.3 âm lịch Ông PHẠM ÁNH là con thứ 2 cụ PHẠM SỞ. Ông Ánh sinh năm Ất Dậu (1945). Bà Ánh là Lê Thị Gái người thôn Phú Ân , xã Lê Lợi. Ông bà Ánh làm ruộng ở quê, có con trai là PHẠM NGỌC TOÀN. Ông PHẠM MAI là con thứ 3 cụ PHẠM SỞ. Ông Mai sinh năm Tân Sửu (1961). Bà Mai là VŨ THỊ THÌN, sinh năm Giáp Thìn (1964) là con gái cụ Vũ Phiếm cùng làng. Ông bà Mai làm ruộng ở quê, sinh ra PHẠM THỊ NGA, PHẠM THỊ LÊ, PHẠM THỊ HẰNG. Ông PHẠM QUANG TÙNG là con cả cụ PHẠM ĐIỂN. Ông Tùng tham gia quân đội trong những năm cả nước chống Mỹ và hiện là thương binh. Sau khi ở chiến trường ra ông được chuyển ngành về làm công tác văn thư ở cơ quan tỉnh nhà. Bà Tùng tên là Vi, người làng Cao Mại, xã Quang Trung cùng huyện. Ông bà Tùng sinh được 1 trai là PHẠM HỒNG THÁI, 1 gái là PHẠM THỊ BÌNH. Ông PHẠM NGỌC BÔN là con thứ 2 cụ PHẠM ĐIỂN. Bà Bôn là VŨ THỊ VUI, con cụ Vũ Ngận cùng làng. Ông bà Bôn sinh 2 con trai là PHẠM BÁI, PHẠM CÔNG. Hiện nay gia đình vào làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông PHẠM VĂN CÔN là con thứ 3 cụ PHẠM ĐIỂN. Bà Côn là Đỗ Thị Thái, người thôn Thượng Hòa cùng xã. Ông bà Côn sinh được 1 trai, 1 gái: PHẠM HÙNG, PHẠM THỊ THANH. Hiện nay gia đình vào làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh Ông PHẠM VĂN HUỆ là con thứ 4 cụ PHẠM ĐIỂN. Bà Huệ tên là Loan người xã Lê Lợi cùng huyện. Ông bà Huệ có 2 con gái là PHẠM THỊ THU, PHẠM THỊ TÂM, gia đình làm ăn ở quê nhà. Ông PHẠM VĂN NIỀM là con cả cụ PHẠM NIÊM. Ông bà Niềm sinh được 5 người con: 2 gái, 3 trai. Hiện nay gia đình làm ăn ở Quảng Ninh. Ông PHẠM VĂN XEM là con thứ 2 cụ PHẠM NIÊM. Bà Xem tên là…Ông bà Xem sinh được 2 con gái: PHẠM THỊ HÓA, PHẠM THỊ HUYỀN Ông PHẠM VĂN SẢO là con trai lớn cụ PHẠM VĂN SẮC. Ông bà Sảo sinh được 3 người con: PHẠM VĂN TUẤN, PHẠM THỊ KIM OANH, PHẠM THỊ HỒNG NGỌC Ông PHẠM VĂN TƯ là con thứ 2 cụ PHẠM VĂN SẮC. Ông bà Tư có 1 con gái là PHẠM THỊ VÂN. Ông PHẠM CHÂM là con cả cụ PHẠM XOANG. Ông Châm tuổi Đinh Mão (1927). Bà Châm tên là VŨ THỊ HON, sinh năm Quý Dậu (1933), người thôn Đắc Chúng, xã Quốc Tuấn cùng huyện. Ông bà Châm sinh được 3 gái, 2 trai. Con gái lớn là PHẠM THỊ SEN hy sinh ngày 14.04 trong kháng chiến chống Mỹ. Con thứ 2 là PHẠM THỊ TUẤT, sinh ngày 15.10.1958 (Mậu Tuất). Cô Tuất lấy chồng tên là Thu, đã có 2 con. Người thứ 3 là PHẠM XUÂN DU. Người thứ 4 là PHẠM THỊ TUYẾN, lấy chống tên là Trạm đã có 2 con. Người thứ 5 là PHẠM ĐỨC DIỆU. Bà Châm giỗ ngày 29.8 âm lịch. Ông PHẠM CHÂN là con thứ 2 cụ PHẠM XOANG. Ông Chân sinh năm Ất Hợi (1935). Bà Chân là DƯƠNG THỊ CÕN, con cụ Biểu ở Gia Mỹ cùng xã. Ông bà Chân có 4 con gái và 1 con trai: PHẠM THỊ TRÚC, PHẠM THỊ PHƯƠNG, PHẠM THỊ TRỌNG, PHẠM TRỊNH, PHẠM THỊ CHÂU sinh năm Ất Sửu (1985). Hiện nay cô Trúc ở Văn Chấn, Nghĩa Lộ, cô Trọng ở miền Nam, cô Châu ở với cô Tuyến con ông Châm. Ông PHẠM QUANG là con trai thứ 3 cụ PHẠM XOANG. Ông Quang sinh năm Tân Mão (1951). Bà Quang là ĐẶNG THỊ THÊU, sinh năm Giáp Ngọ (1954), người thôn Văn Hanh xã Lê Lợi, cùng huyện. Ông bà Quang sinh được 4 người con, 3 gái, 1 trai: PHẠM THỊ XUYÊN sinh năm Kỷ Mùi (1979) lấy chồng là Đặng Doanh con ông Dũng cùng làng, đã có 1 cháu gái. Con gái thứ 2 là PHẠM THỊ LUYẾN, sinh năm Tân Dậu (1981), con thứ 3 là PHẠM TUYÊN, sinh năm Ất Sửu (1985), con thứ 4 là PHẠM THỊ TUYỀN sinh năm Canh Ngọ (1990). Ông PHẠM VĂN TẠC là con cụ PHẠM LÊU. Ông Tạc sinh năm Quý Mùi (1943). Ông tham gia quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, hy sinh ngày 5.2.1968 tại Quảng Ngãi. Bà Tạc tên là PHẠM THỊ CHẮT, ông bà Tạc có 1 con gái là PHẠM THỊ NHẠN, sinh năm Nhâm Dần (1962). Cô Nhạn lấy chồng là Vũ Bội con ông Vũ Tiếp cùng làng. Ông PHẠM VĂN ĐÍNH là con cả cụ PHẠM BÍNH. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ. Ông PHẠM VĂN DỤC là con thứ cụ PHẠM BÍNH. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ. Ông PHẠM VĂN TỴ là con thứ 3 cụ PHẠM BÍNH. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ. Ông PHẠM VĂN ĐỎ là con thứ 5 cụ PHẠM BÍNH. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ. Ông PHẠM VĂN BÔN là con cả cụ PHẠM BỐN. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ. Ông PHẠM VĂN THÍA là con thứ 2 cụ PHẠM BỐN. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ. Ông PHẠM VĂN BÌNH là con thứ 3 cụ PHẠM BỐN. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ. Ông PHẠM VĂN TĨNH là con thứ 4 cụ PHẠM BỐN. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ. Ông PHẠM VĂN XƯƠNG là con thứ 5 cụ PHẠM BỐN. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ. Ông PHẠM VĂN TÀI là con cụ PHẠM TẸO. Hiện nay gia đình ở xã An Bài huyện Quỳnh Phụ.
ngành thứ 4:(đời thứ 15)
Đến cụ PHẠM PHẠC hiện không có tin tức gì.
ngành thứ 5:(đời thứ 15)
Ông PHẠM THẮC là con trai cả cụ PHẠM TRẮC, sinh khoảng năm 1930. Năm Ất Dậu (1945) lưu lạc lên Hòa Bình rồi ở lại làm ăn. Cuối cuộc khắng chiến chống Pháp, ông Thắc có về thăm quê. Sau đó ông bị máy bay thực dân Pháp ném bom sát hạt ở Hòa Bình. Theo bà PHẠM THỊ LỚN (Bà Kỷ) là chị ruột kể, ông có 4 con, 2 trai, 2 gái: PHẠM VĂN TRUNG, PHẠM VĂN THÀNH, PHẠM THỊ THỦY, PHẠM THỊ NGÂN. Năm 2002 bà Kỷ đã 82 tuổi, nhưng chưa liên lạc lại được với bà Thắc và các cháu. Ông PHẠM MINH là con trai thứ cụ PHẠM TRẮC, sinh khoảng năm 1936. Năm Ất Dậu (1945), ông chuyển ra ở thôn An Thái, xã Lê Lợi cùng huyện. Nay gia đình ông vẫn làm ăn sinh sống ở đây. Ông Minh có 3 con trai: PHẠM THÔNG, PHẠM THÁI, PHẠM TRỊNH.
ngành thứ 6: (đời thứ 15)
Ông PHẠM TRIỂN là con cả cụ PHẠM XỚN. Ông Triển mất năm 1945. Ông PHẠM THAI là con thứ 2 cụ PHẠM XỚN. Ông Thai mất năm 1945. Ông PHẠM BỘ là con trai thứ 3 cụ PHẠM XỚN. Ông Bộ mất năm 1945. Ông PHẠM NGỌC LÂN là con thứ 4 cụ PHẠM XỚN. Ông Lân sinh năm Bính Tuất (1946), năm 2002 ông còn công tác ở Quảng Ninh. Bà Lân là VŨ THỊ MÃO, con cụ Vũ Văn Vận cùng làng. Bà Lân sinh được 3 con trai: PHẠM VĂN LÂM, PHẠM THẾ HÙNG, PHẠM THẾ NGỌC. Ông PHẠM VĂN MẠNH là con cả cụ PHẠM RẬT. Ông Mạnh sinh năm Mậu Thân (1968). Ông Mạnh lấy vợ là LÊ THỊ HẰNG, sinh năm 1968, quê quán Hà Nội. Ông bà Mạnh có 2 con trai: PHẠM VĂN HƯNG, PHẠM VĂN TIẾN DŨNG. Hiện nay gia đình làm ăn sinh sống ở Hà Nội Ông PHẠM VĂN PHÚC là con thứ cụ PHẠM RẬT. Ông Phúc mất sớm.

ĐỜI THỨ MƯỜI SÁU

ngành trưởng:
PHẠM NGỌC KHUÊ là con trưởng ông PHẠM LIỆC. Anh Khuê sinh năm Bính Tuất (1946). Chị Khuê là ĐẶNG THỊ RẦN (con gái cụ Đặng Tắc cùng làng). Anh chị Khuê có 2 con gái là PHẠM THỊ NHÂM, PHẠM THỊ OANH. Người vợ thứ 2 của anh Khuê là ĐỖ THỊ HÒA, con ông Đỗ Phát ở Diêm Điền, huyện Thái Thụy. Chị Hòa sinh được 1 trai, 1 gái: PHẠM NGỌC TÂN, PHẠM THỊ NGỌC. PHẠM NGỌC TRAI là con thứ ông PHẠM LIỆC. Anh Trai sinh năm Mậu Tý (1948). Chị Trai là HOÀNG THỊ CỐNG, con ông Hoàng Áo, cùng làng. Anh chị Trai sinh được 1 trai, 2 gái: PHẠM VĂN LONG, PHẠM THỊ AN, PHẠM THỊ ANH. PHẠM NGỌC ĐẨU là con thứ 3 ông PHẠM LIỆC. Anh Đẩu sinh năm…Chị Đẩu là …THUẬN. Anh chị Đẩu sinh được 1 trai, 2 gái: PHẠM NGỌC TUẤN, PHẠM THỊ ÁNH, PHẠM THỊ ANH. Vợ thứ 2 anh Đẩu là …TIẾN, người xã Nam Bình cùng huyện. Chị Tiến sinh được 2 con trai: PHẠM NGỌC TUÂN, PHẠM NGỌC ĐỨC. PHẠM NGỌC TƯ là con trai thứ 4 ông PHẠM LIỆC. Anh Tư sinh năm Giáp Ngọ (1954). Chị Tư tên là…THỦY. Anh chị hiện có 1 con trai là PHẠM NGỌC THÀNH. PHẠM VĂN HẢI là con trai thứ 5 ông PHẠM LIỆC. Anh Hải sinh năm Nhâm Dần (1962). Chị Hải là VŨ THỊ LOAN con ông Vũ Thế Yêm cùng làng. Anh chị Hải có con trai là PHẠM VĂN BIỂN. PHẠM VĂN BÍNH là con cả ông PHẠM HOẠT. Anh Bính gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và hy sinh tại chiến trường Kon Tum năm 1975. PHẠM VĂN QUÝ là con thứ 2 ông PHẠM HOẠT. Anh Quý sinh năm Giáp Tý (1984). PHẠM VĂN LÂN là con cả ông PHẠM VĂN BỘT. Anh Lân sinh năm… PHẠM VĂN HIÊN là con thứ 2 ông PHẠM VĂN BỘT. Anh Hiên sinh năm… PHẠM VĂN GIANG là con thứ 3 ông PHẠM VĂN BỘT. Anh Giang sinh năm… PHẠM VĂN TUÂN là con thứ 4 ông PHẠM VĂN BỘT. Anh Tuân sinh năm… PHẠM VĂN DÂN là con thứ 5 ông PHẠM VĂN BỘT. Anh Dân sinh năm… PHẠM ĐÌNH TRUNG là con trai ông PHẠM VĂN RẬU. Anh Trung sinh năm… PHẠM VĂN THANH là con cả ông PHẠM VĂN CHUNG. Anh Thanh sinh năm… PHẠM VĂN BÌNH là con thứ ông PHẠM VĂN CHUNG. Anh Bình sinh năm… PHẠM VĂN MINH là con thứ 3 ông PHẠM VĂN CHUNG. Anh Minh sinh năm… PHẠM VĂN KHUYÊN là con thứ 4 ông PHẠM VĂN CHUNG. Anh Khuyên sinh năm. PHẠM NHIÊU là con trai ông PHẠM NHIỄU. Anh Nhiêu sinh năm Quý Mùi (1943). Tốt nghiệp Phổ thông trung học, từ năm 1963 đến năm 1972, anh tham gia quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1972 phục viên về quê làm nghề chạm bạc. Từ năm 1974 đến năm 1993, anh tham gia Ban quản lý hợp tác xã Việt Hồng, sau đổi là hợp tác xã Đồng Xâm. Từ năm 1989 đến năm 1993 làm chủ nhiệm hợp tác xã Chạm bạc Đồng Xâm. Từ năm 1985 đến năm 1990 anh là đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Kiến Xương. Năm 2002 anh là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Kim hoàn Việt Nam. Chị Nhiêu là TẠ THỊ LỤA, sinh năm Giáp Ngọ (1954), người thôn Hữu Bộc cùng xã. Anh chị Nhiêu sinh 2 gái, 4 trai: PHẠM THỊ HẰNG sinh năm Quý Sửu (1973), lấy chồng là Vũ Văn Hưng, sinh 2 cháu gái: Vũ Thị Hiền, Vũ Thị Linh. Con gái thứ 2 là PHẠM THỊ THU HOÀI, sinh năm Đinh Tỵ (1977). 4 con trai là: PHẠM VĂN HIỆP sinh năm Kỷ Mùi (1979), học Đại học Ngoại ngữ, dạy cấp 2 xã Hồng Thái, PHẠM NGỌC HÀ sinh năm Tân Dậu (1981), làm cán bộ ruộng đất tại ủy ban nhân dân xã Hồng Thái, PHẠM THANH HÙNG sinh năm Quý Hợi (1983), PHẠM VĂN HỘI sinh năm Ất Sửu (1985). PHẠM QUỐC BÌNH là con trai ông PHẠM VĂN RIỆP. Anh Bình sinh năm… PHẠM VĂN CÔNG là con trai ông PHẠM VĂN TIỆP. Anh Công sinh năm…
ngành thứ hai:(đời thứ 16)ở dương cước

ngành thứ ba:(đời thứ 16)
PHẠM THANH HẢI là con trai ông PHẠM THANH CHU. Anh Hải sinh năm Quý Sửu (1973), vợ là LÊ THỊ LAN, người quê Phú Thọ. Anh chị Hải đã có 1 cháu trai là PHẠM NGỌC ÁNH. Anh Hải làm nghề kim hoàn và mở cửa hàng ở quê. PHẠM VĂN LONG là con cả ông PHẠM VĂN NGÂU. Anh Long sinh năm… PHẠM VĂN VƯƠNG là con thứ ông PHẠM VĂN NGÂU. Anh Vương sinh năm… PHẠM VĂN VANG là con thứ 3 ông PHẠM VĂN NGÂU. Anh Vang sinh năm… PHẠM VĂN HUY là con trai cả ông PHẠM VƯU. Anh Huy sinh năm Nhâm Thìn (1952). Chị Huy là ĐỖ THỊ MÙI, sinh năm Ất Mùi (1955), quê xã Vũ Lạc, cùng huyện. Anh chị Huy có 1 trai, 2 gái: PHẠM QUANG HÙNG sinh năm Kỷ Mùi (1979), PHẠM THỊ MAI sinh năm Tân Dậu (1981), PHẠM THỊ HOA sinh năm Tân Mùi (1991). Anh Huy mất ngày 16.8 năm Giáp Tuất (1994) PHẠM VĂN NĂNG là con thứ ông PHẠM VƯU. Anh Năng sinh năm Giáp Tý (1960). Chị Năng là NGUYỄN THỊ MAI quê ở Yên Bái. Anh chị Năng sinh được 2 trai: PHẠM VĂN ĐẠI, PHẠM VĂN HẢI. Hiện nay gia đình làm ăn sinh sống ở Yên Bái. PHẠM VĂN KHẢI là con thứ 3 ông PHẠM VƯU. Anh Khải sinh năm…Làm ăn ở Quý Cao (Hải Phòng) PHẠM VĂN BÍCH là con thứ 4 ông PHẠM VƯU. Anh Bích sinh năm…Làm ăn ở Quý Cao (Hải Phòng) PHẠM VĂN CHÂU là con thứ 5 ông PHẠM VƯU. Anh Châu sinh năm…Làm ăn ở Quý Cao. PHẠM VĂN HÒA là con cả ông PHẠM SOÁI. Anh Hòa sinh năm Mậu Tuất (1958). Chị Hòa là NGUYỄN THỊ HIỀN người thôn Trung Kinh, xã Lê Lợi. Anh chị Hòa sinh 3 cháu: PHẠM THỊ HƯƠNG, PHẠM THỊ HÀ, PHẠM THỊ HẠNH. PHẠM VĂN NHÃ là con thứ ông PHẠM SOÁI. Anh Nhã sinh năm Mậu Tuất (1958). Chị Nhã là NGUYỄN THỊ TÍNH, quê thôn Mỹ Ngọc, xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh nhà. Anh chị Nhã sinh 2 cháu là PHẠM THỊ NINH, PHẠM VĂN BÌNH. Hiện nay gia đình làm ăn ở Quảng Ninh. PHẠM NGỌC PHƯƠNG là con thứ 3 ông PHẠM SOÁI. Anh Phương sinh năm Giáp Thìn (1964). Chị Phương là VŨ THỊ TÂM, con ông Vũ Duy Chiêu cùng làng. Anh chị Phương sinh được 2 cháu: PHẠM NGỌC QUỲNH sinh năm Mậu Thìn (1988), PHẠM THỊ TƯƠI sinh năm Canh Ngọ (1990), Phạm…là con Phạm Thị tươi (theo họ mẹ). PHẠM VĂN KHÁNH là con ông PHẠM KHOA. Anh Khánh sinh năm… PHẠM VĂN TRANG là con trai ông PHẠM KHU. Anh Trang sinh năm… PHẠM VĂN DUY là con trai ông PHẠM KHƯƠNG. Anh Duy sinh năm… PHẠM NHẬT NAM là con trưởng ông PHẠM MÙI. Anh Nam sinh năm Giáp Ngọ (dương lịch đã sang 1955). Sau khi học Phổ thông Trung học, anh gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam, vào chiến trường B chiến đấu chống Mỹ cứu nước từ năm 1972. Năm 1976 được về phục viên về thành phố Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú làm nghề sửa chữa cơ khí. Chị Nam tên là NGUYỄN THỊ HỢP, sinh năm Kỷ Hợi (1959), quê ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Anh chị Nam sinh 2 con trai: PHẠM ANH VIỆT sinh năm Nhâm Tuất (1982), tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin Quốc tế Hà Lan, vợ quê Hải Dương, có 2 con. Hiện nay vợ chồng Phạm Anh Việt sinh sống ở Cộng hòa Liên Bang Đức. PHẠM THẾ HÙNG sinh năm Giáp Tý (1984), vợ tên là …THẢO, quê Việt Trì, Phú Thọ, có 1 con gái. Hiện vợ chồng Phạm Thế Hùng làm ăn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Anh chị Nam hiện nay vẫn sinh sống ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. PHẠM NHẬT TỈNH là con thứ ông PHẠM MÙI. Anh Tỉnh sinh năm Đinh Dậu (1957). Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Kế hoạch, anh Tỉnh gia nhập quân đội thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau đó về công tác tại Bộ Văn hóa thông tin. Mấy năm sau anh đi lao động xuất khẩu ở Cộng hòa Dân chủ Đức rồi về công tác ở Công ty In dịch vụ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, đã nghỉ hưu năm 2017. Chị Tỉnh là NGUYỄN THỊ TƯƠI, sinh năm 1957, con ông Nguyễn Hồng, thôn Thượng Gia cùng xã, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thiếu tá, công tác tại Bộ Công an. Anh chị Tỉnh có 1 con trai là PHẠM HÙNG SƠN, sinh năm Quý Hợi (1983), đã có vợ và 2 con trai. Người vợ thứ 2 của anh tỉnh là …MAI, có 1 con gái. PHẠM NHẬT THỊNH là con thứ 3 ông PHẠM MÙI. Anh Thịnh sinh năm Kỷ Hợi (1959), đi bộ đội từ năm 1983 – 1985, tốt nghiệp Đại học Tài chính, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cán bộ quản lý hành chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đã nghỉ hưu năm 2019. Chị Thịnh là TRẦN THỊ THU HƯƠNG, quê Vĩnh Phúc, sinh năm Quý Sửu (1973) là nhân viên bán hàng thương nghiệp ở Việt Trì. Anh Thịnh có 1 con trai, 1 con gái: PHẠM ANH PHÚ, sinh năm 1996, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, hiện đang công tác tại Việt Trì. PHẠM… PHẠM VĂN QUÂN là con thứ 4 ông PHẠM MÙI. Anh Quân sinh năm Tân Sửu (1961), làm nghề cơ khí ở nước Cộng hòa Áo. Chị Quân là VŨ THỊ CHI, sinh năm Ất Tỵ (1965), quê ở thành phố Hải Dương, sinh sống ở Áo cùng chồng và con. PHẠM VĂN HIẾU là con thứ 5 ông PHẠM MÙI. Anh Hiếu sinh năm Giáp Thìn (1964). Sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học, anh đi lao động xuất khẩu tại Cộng hòa Dân chủ Đức. PHẠM NHẬT THÀNH là con trai thứ 6 ông PHẠM MÙI. Anh Thành sinh năm Kỷ Dậu (1969). Sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học, anh nghĩa vụ quân sự 3 năm. Sau đó đi lao đọng ở Đức. Anh lấy vợ người Đức tên là FLORENCE BRAND WERBCHEN. Anh chị Thành có 1 cháu trai là PHẠM VIỆT ANH và 1 cháu gái. Hiện nay gia đình sinh sống ở Đức. PHẠM HUY DU là con ông PHẠM ĐỨC DUẬT. Anh Du sinh năm Quý Sửu (16.10.1973) tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng làm Phát thanh viên Đài Phát thanh và truyền hình Thái Bình, Đài Phát thanh và truyền hình Hưng Yên, hiện nay làm công tác truyền thông ở Hà Nội. Chị Du là NGUYỄN THỊ MINH TÂM, sinh năm 1974 tại Hà Nội, quê ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, nay làm ở báo Năng Lượng Mới thuộc Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Anh chị Du có 1 con gái là PHẠM MỸ HOA. PHẠM VĂN ĐẠM là con cả ông PHẠM TRỌNG ĐIỀM. Anh Đạm sinh năm Ất Tỵ (1965). Học xong cấp 2, anh đi nghĩa vụ quân sự đóng ở Quảng Ninh. Sau khi giải ngũ anh về sống với gia đình. Chị Đạm là NGUYỄN THỊ MƯỜI, sinh năm Canh Tuất (1970), quê ở thôn Cao Bạt, xã Nam Cao cùng huyện. Anh chị Đạm có 2 con gái, 1 con trai: PHẠM THỊ DINH, sinh năm Ất Hợi (1995), PHẠM THỊ ĐÔNG, sinh năm Bính Tý (1996), PHẠM DUY PHAN, sinh năm Kỷ Mão (1999). Hiện nay gia đình Phạm Văn Đạm đi xây dựng kinh tế mới ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. PHẠM VĂN TRÁNG là con thứ 2 ông PHẠM TRỌNG ĐIỀM. Anh Tráng sinh năm Canh Tuất (1970). Học xong cấp 2, anh Tráng ở nhà lao động nông nghiệp. Chị Tráng là PHÍ THỊ MẾN sinh năm Mậu Ngọ (1978), người thôn Trực Tầm, xã Trà Giang cùng huyện. Anh chị Tráng có 1 cháu gái là PHẠM THỊ THƯƠNG, đã lấy chồng người Thanh Hóa và 2 cháu gái nữa. Hiện nay gia đình anh Tráng làm ăn ở thành phố Lào Cai. PHẠM THÁI DƯƠNG là con ông PHẠM VĂN QUYẾT. Anh Dương sinh năm 1973, học xong Phổ thông trung học anh học trường lao động nghề. Hiện nay anh cùng cha mẹ làm ăn ở thành phố Thái Nguyên. PHẠM THẾ TRUYỀN là con cả ông PHẠM CHIỂU. Anh Truyền sinh năm…Chị Truyền tên là…Anh chị Truyền co 9 người con, hiện nay gia đình làm ăn ở miền Nam PHẠM NGỌC ĐIỆP là con thứ ông PHẠM CHIỂU. Anh Điệp sinh năm…Chị Điệp tên là…người thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi cùng huyện. Anh chị Điệp có 2 con trai: PHẠM NGỌC DƯƠNG, PHẠM NGỌC PHÚ. Hiện nay gia đình làm ăn ở quê nhà. PHẠM LÊ SƠN là con cả ông PHẠM TẦN PHẠM THÁI HÀ là con thứ 2 ông PHẠM TẦN PHẠM DUY ĐÔNG là con thứ 3 ông PHẠM TẦN. Anh Đông học Đại học Y Bắc Thái. PHẠM NGỌC TOÀN là con ông PHẠM ÁNH PHẠM HỒNG THÁI là con ông PHẠM QUANG TÙNG PHẠM NGỌC BÁI là con cả ông PHẠM NGỌC BÔN. Hiện nay gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh. PHẠM NGỌC CÔNG là con thứ ông PHẠM NGỌC BÔN. Hiện nay gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh. PHẠM VĂN…là con cả ông PHẠM VĂN NIỀM. Hiện gia đình ở Quảng Ninh PHẠM VĂN …là con thứ ông PHẠM VĂN NIỀM. Hiện gia đình ở Quảng Ninh PHẠM VĂN…là con thứ 3 ông PHẠM VĂN NIỀM. Hiện gia đình ở Quảng Ninh PHẠM VĂN TUẤN là con ông PHẠM VĂN XẢO. Hiện gia đình ở quê. PHẠM XUÂN DU là con cả ông PHẠM CHÂM. Anh Du sinh ngày 16.05 năm Ất Tỵ (1965). Chị Du tên là…NGA. Anh chị có 2 con gái. Hiện ở… PHẠM ĐỨC DIỆU là con thứ ông PHẠM CHÂM. Anh Diệu sinh ngày 20.09 năm Tân Dậu (1981). PHẠM TRỊNH là con ông PHẠM CHÂN. PHẠM TUYÊN là con ông PHẠM QUANG. Anh Tuyên sinh năm Ất Sửu (1985). PHẠM THANH BÌNH là con trai cô PHẠM THỊ HÒA, cháu ngoại cụ Phạm Lêu (theo họ mẹ). Hiện nay mẹ con sinh sống ở quê.
ngành thứ năm: (đời thứ 16)
PHẠM VĂN TRUNG là con cả ông PHẠM THẮC PHẠM VĂN THÀNH là con thứ ông PHẠM THẮC PHẠM VĂN THÔNG là con cả ông PHẠM MINH PHẠM VĂN THÁI là con thứ ông PHẠM MINH PHẠM VĂN TRỊNH là con thứ 3 ông PHẠM MINH
ngành thứ sáu: (đời thứ 16)
PHẠM THẾ LÂM là con cả ông PHẠM NGỌC LÂN PHẠM THẾ HÙNG là con thứ ông PHẠM NGỌC LÂN PHẠM THẾ NGỌC là con thứ 3 ông PHẠM NGỌC LÂN PHẠM VĂN HƯNG là con cả ông PHẠM VĂN MẠNH PHẠM VĂN TIẾN DŨNG là con thứ ông PHẠM VĂN MẠNH. VĂN TẾ TỔ HỌ PHẠM ĐẦU XUÂN Duy Việt Nam quốc, Thái Bình tỉnh, Kiến Xương huyện, Hồng Thái xã, tả Phụ thôn, tuế thứ…..(1) niên, xuân thiên chính nguyệt, sơ thập nhật (2). Trưởng tộc Phạm…(3)nam nữ tử tôn hôn tế đồng tộc đẳng.


Kính lễ:

Hôm nay tiết đầu xuân thường lệ(4)
Thắp hương đăng kính lễ tổ tiên.
Cháu con Phạm tộc dâng lên
Tri ân tiên tổ dựng nên nghiệp nhà
Đức trung chính khoan hòa thuở trước
Cùng bạn bầu thao lược gom tài
Một vùng trời rộng bãi dài
Tháng năm cần mẫn chen vai trúc bồi.
Rồi con cháu sinh sôi nảy nở
Định kỷ cương chia họ lập làng.
Đê điều cầu cống mở mang
Đình chùa đền miếu rõ ràng uy nghiêm.
Xây trường học anh em chung sức
Mở chợ làng hợp lực, góp tay.
Xóm giềng Nam Bắc Đông Tây
Thuở xưa Vân Cước khi này Tả thôn.
Ngày hè đến bóng tròn tỏa mát
Cổ thụ cao hoa ngát hương đưa.
Xóm làng bao quản nắng mưa
Làm nghề, làm ruộng sớm trưa chuyên cần.
Công sức ấy thôn dân ghi lại
Đức tổ nhà sáng mãi lời vàng.
Nhà vua ban sắc thành hoàng
Tổ tiên các họ một làng thờ chung.
Con cháu nguyện hiếu trung gìn giữ.
Mãi mãi ngời hai chữ nghĩa nhân.
Hôm nay đẹp tiết đầu xuân(5)
Sáng danh đức tổ thấm nhuần công ơn.
Sự nghiệp lớn ví hơn trời bể
Xin chứng minh hưởng lễ trong dâng.
Ngàn năm con cháu kính vâng
Nguyễn cùng nhật nguyệt đôi vầng xét soi
Cẩn cốc

Hà Nội, Xuân Nhâm Ngọ, 2002

Hậu tôn PHẠM ĐỨC DUẬT
(Biên soạn)


(1) Lễ giỗ vào năm nào thì thêm năm âm lịch vào chỗ trống. Thí dụ: Bính Tuất niên, Đinh Hợi niên…
(2) Nếu lễ tổ vào ngày 17.5 thì đoạn này đọc cải là: “Hạ thiên ngũ nguyệt, thập thất nhật”.
(3) Điền tên trưởng tộc
(4) Lê tổ vào tháng 5 thì câu này đọc cải là: “Hôm nay tiết tháng 5 thường lệ”
(5) Lễ tổ vào tháng 5 thì câu này đọc cải là: “Ngày càng thắm thiết thôn dân”

Insert title here

Lên đầu trang