Họ Phạm Hồng Thái
Các đời

Phiên âm: Sắc Thái Bình tỉnh, Trực Định huyện, Đồng Xâm tổng, Tả Phụ xã phụng sự. Thành hoàng Huệ Sơn dụ hậu hiển ứng tôn thần hộ quốc tý dân nẫm trứ linh tứ kim phi thừa cảnh mệnh miến niệm thần hưu trước phong vi ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG TÔN THẦN. Chuẩn kỳ phụng sự thứ cơ thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân, khâm tai!

Khải Định thập niên lục nguyệt, nhị thập lục nhật.

Dịch nghĩa: Sắc cho dân xã Tả Phụ, tổng Đồng Xâm, huyện Trực Định, tỉnh Thái Bình phụng thờ thành hoàng HUỆ SƠN DỤ HẬU HIỂN ỨNG TÔN THẦN, phò nước giúp dân, công đức tích tụ lâu ngày linh ứng cho đến nay được sáng tỏa mãi mãi, ghi chép vào sử sách, phong làm ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG TÔN THẦN. Thần được theo chuẩn mực phụng thờ, ngõ hầu trợ giúp cho lê dân ta, kính cẩn thay!

Ngày 26 – 6, niên hiệu Khải Định thứ 10 (1925).

Phiên âm: Sắc Chân Định huyện, Vân Cước xã, Tả Phụ thôn: Phạm Vũ Tuyền vi đội trưởng tự biện thân lương củ suất gia đinh tùy cầm tổng tri Nguyễn Năng Dung công thảo Sơn Nam Đạo pha hữu công tích dĩ kinh chỉ hoài ứng Bách hộ chức, khả vi PHẤN LỰC TƯỚNG QUÂN, hiệu lệnh khả tráng sĩ bách hộ hạ thu cố sắc. Cảnh Hưng thất niên, thập nguyệt, sơ lục nhật.

Dịch nghĩa: Sắc cho Phạm Vũ Tuyền thôn Tả Phụ, xã Vân Cước, huyện Chân Định làm đội trưởng, tự đem lương thực, gia đinh theo đường chim bay đi giúp triều đình có công trong việc đánh dẹp bọn Nguyễn Năng Dung chống phá ở đạo Sơn Nam Nhà vua ban chiếu chỉ cho lĩnh chức Bách hộ, làm PHẤN LỰC TƯỚNG QUÂN hiệu lệnh cho tráng sĩ trăm nhà. Nay sắc phong.

Ngày 6 – 10, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7 (1746).

Cuốn gia phả chữ Hán viết đầu niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê (1740 – 1786) còn ghi được cụ Phạm Huệ Sơn, sinh năm niên hiệu Hồng Đức thứ 23, đời Lê Thánh Tông (1492). Đi cùng cụ thủy tổ đến đất này còn có người em trai là Phạm Phúc Ngọc. cùng thời gian ấy còn có cụ thủy tổ họ Vũ, họ Đặng, họ Nguyễn…Sau các cụ trở thành những vị đầu tiên lập ra ấp Vân Cước và cùng được thờ làm Thành Hoàng tại đình thôn Tả Phụ.

Đức thủy tổ: PHẠM HUỆ SƠN, nguyên quán xã Hiến Nạp (tục gọi làng Nấp) nay thuộc xã Minh Khai, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đức thủy tổ sinh năm Nhâm Tý (1492), niên hiệu Hồng Đức thứ 23 (Đời Lê Thánh Tông 1460 – 1497). Cụ mất ngày 17.5 âm lịch. Tên hèm là THỦY TIÊN TỔ KHẢO PHẠM CÔNG TỰ HUỆ SƠN TRUNG DỤ HẬU PHỦ QUÂN. Đến đời nhà Nguyễn được phong sắc: ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG THÀNH HOÀNG HUỆ SƠN HIỂN ỨNG PHẠM TÔN THẦN.

Cuốn gia phả chữ Hán viết đầu niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê (1740 – 1786) còn ghi được cụ Phạm Huệ Sơn, sinh năm niên hiệu Hồng Đức thứ 23, đời Lê Thánh Tông (1492). Đi cùng cụ thủy tổ đến đất này còn có người em trai là Phạm Phúc Ngọc. cùng thời gian ấy còn có cụ thủy tổ họ Vũ, họ Đặng, họ Nguyễn…Sau các cụ trở thành những vị đầu tiên lập ra ấp Vân Cước và cùng được thờ làm Thành Hoàng tại đình thôn Tả Phụ.

Đức thủy tổ: PHẠM HUỆ SƠN, nguyên quán xã Hiến Nạp (tục gọi làng Nấp) nay thuộc xã Minh Khai, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đức thủy tổ sinh năm Nhâm Tý (1492), niên hiệu Hồng Đức thứ 23 (Đời Lê Thánh Tông 1460 – 1497). Cụ mất ngày 17.5 âm lịch. Tên hèm là THỦY TIÊN TỔ KHẢO PHẠM CÔNG TỰ HUỆ SƠN TRUNG DỤ HẬU PHỦ QUÂN. Đến đời nhà Nguyễn được phong sắc: ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG THÀNH HOÀNG HUỆ SƠN HIỂN ỨNG PHẠM TÔN THẦN.

Insert title here

Lên đầu trang