Họ Phạm Hồng Thái
Các đời

Bìa cuốn gia phả Họ Phạm do cụ Phạm Dởn viết tay:
Tộc phả Họ Phạm
- Thôn Tả Phụ
- Xã Hồng Thái
- Kiến Xương – Thái Bình
20 – 3 – 1972
SAO LỤC TỘC PHẢ
Tộc phả của Họ Phạm ta trước ngày được Cụ Phạm – Toàn ghi chép để lại. Sau Cụ Trùm Lượng ủy cho Cụ Lý Hướng sao bằng chữ Hán.

Nay Ông Phạm Riến 70 tuổi và Ông Phạm Dởn 55 tuổi, hai Ông chuyển dịch bằng chữ Quốc ngữ để con cháu biết được tổ tiên truyền kế và theo dõi ghi chép nối tiếp.

Ngày 20 – 3 – 1972

TỘC PHẢ HỌ PHẠM

Đời thứ nhất
Gốc họ ta bắt nguồn từ Cụ Thủy tổ tên là Phạm Huệ Sơn, người ở xã Hiến – Nạp (chưa rõ huyện, tỉnh) đến đây lập nghiệp.

Khi Cụ mất tên hèm đặt là: “Thủy tiên tổ khảo Phạm Công tự Huệ Sơn trung dụ hậu phủ quân”.

Đến đời nhà Nguyễn phong sắc “Đoan túc dực bảo trung hưng thành hoàng Huệ Sơn hiển ứng Phạm tôn thần”.

Cụ mất ngày 17 -5 (không rõ năm)

Cụ Bà tên là Nguyễn Thị Năng Phúc. Tên hèm đặt là “ Thủy tiên tổ tỉ Nguyễn Thị Năng Phúc truy xưng hiền đức nhụ nhân”

Cụ mất ngày 25 – 5.
Mộ hai cụ táng ở cánh mả.

Cùng đi với Cụ Huệ Sơn có một em ruột tên là Phúc Ngọc. Cụ đến tuổi đi lính và bị chết ở chiến trường ngày 25 – 9. Tên hèm đặt là: “ Bàng tổ khảo Phạm quý công tự Phúc Ngọc phủ quân”

Cụ Huệ Sơn sinh được một người con giai đặt tên là Phạm Phúc Bảo.

Cụ Phúc Bảo sinh năm Nhâm Thân, về thời Lê triều Hồng – thuận năm thứ tư. Cụ thọ 58 tuổi. Mất ngày 8 -10 – năm Kỷ - Tỵ.

Cụ Bà tên là Vũ – từ - Ý . Mất ngày 3 -10.

2. Cụ Phúc Bảo sinh được 1 người con giai đặt tên là Phạm- Chính - Tín

Cụ Tín sinh năm Đinh Mùi, thời vua Vĩnh – định nhà Mạc. Thọ 62 tuổi. Mất ngày 14 – 6 – Mậu – thân.
Cụ Bà tên là Nguyễn Thị Từ Duyên. Mất ngày 12 – 8

3. Cụ Tín sinh được 4 con giai:
- Con trưởng tên là Phạm Hòa.
- Con thứ hai là Phạm – Sĩ.
- Con thứ ba là Phạm Phúc.
- Con thứ tư là Phạm Đức.

Bốn cụ trên thì cụ Hòa và cụ Phúc không có con giai, còn cụ Sĩ và cụ Đức có người nối dõi.
Tộc phả từ đây phân ra 2 chi:

I. Ngành thứ nhất.

4. Cụ Phạm Sĩ sinh năm Tân Mão, thời hậu Lê, vua Quang – Hưng năm thứ mười bốn. Thọ 59 tuổi. Mất ngày 11 – 6 năm Kỷ Sửu.
Cụ Bà tên là Đặng Từ Ân. Mất ngày 9.6.

Cụ Sĩ sinh được 4 con giai:
- Con trưởng là Phạm Tượng.
- Con thứ hai là Phạm Thịnh.
- Con thứ ba là Phạm Khang.
- Con thứ tư là Phạm Kiền.

5. I, Cụ Phạm Tượng tên tự là Phúc Chính, sinh năm Mậu Ngọ. Thời hậu Lê, vua Hoàng Đinh thứ 19. Thọ 73 tuổi, mất ngày 18 – 4, Canh Ngọ.
Cụ Bà tên là Từ Ninh. Mất ngày 17 – 4.

Cụ Phạm Tượng sinh được một con giai đặt tên là Phạm Kích. Cụ Phạm Kích sinh năm Bính Tuất. Thọ 58 tuổi. Mất ngày 8.5 năm Quý Mùi.
Cụ Bà tên là Bùi Thị Hiệu Rượu Thuật. Thọ 72 tuổi. Mất ngày 28 – 1 năm Canh Tý.
6. Cụ Kích sinh được một con giai đặt tên là Phạm Tường, tự là Đoan Pháp, sinh năm Giáp Dần. Thọ 59 tuổi. Mất ngày 7.7 năm Nhâm Tý.
Cụ Bà tên là Vũ Thị Hiệu Hiền Lượng. Mất ngày 12 – 3.

7. Cụ Phạm Tường sinh được 2 con giai, đặt tên là Phạm Toàn và Phạm Duyệt (Cụ Duyệt không có con).

8. Cụ Bách Hộ Toàn sinh ngày 17 – 7 năm Nhâm Thìn. Thời vua Lê Cảnh Hưng năm thứ 33. Thọ 66 tuổi. Mất ngày 4 – 11 Đinh Dậu.
Cụ Toàn khi đương thời là một nhà Nho học, có nhiều học trò học Cụ. Cụ có khả năng dong dựng công việc trong thôn.
Khi Cụ mất, tên hèm đặt là:
“ Hiền tổ khảo Bách hộ chức, Phạm Quý Công Thụy trầm nghị ruệ trí vân am tiên sinh”
Cụ Toàn 2 vợ: Vợ cả tên là Vũ Thị Từ Hạnh. Vợ hai tên là Nguyễn Thị Đoan Đức. Cụ Từ Hạnh mất ngày 5 -11. Cụ Đoan Đức mất ngày 14 -5

Cụ Toàn và Cụ Đức sinh được 1 con giai đặt tên là Phạm Mạo, tự Vũ Mạo.
9. Cụ Mạo sinh năm Canh Ngọ, thời vua Lê Cảnh Hưng năm thứ 11. Thọ 40 tuổi. Mất ngày 14 – 5 Kỷ Dậu.
Cụ Bà tên là Hoàng Thị Từ Thân. Thọ 59 tuổi. Mất ngày 24.3 Kỷ Mão.

Cụ Mạo sinh được 1 con giai, đặt tên là Phạm Việt, tự Tín Thiện
10. Cụ Việt sinh năm Đinh Mùi. Thọ 77 tuổi. Mất năm Quý Hợi ngày 17 -3.
Cụ Bà tên là Đặng Thị Từ Mẫn, sinh năm Kỷ Dậu, thọ 64 tuổi. Mất ngày 22.4 Nhâm Tý.

Cụ Việt sinh được 2 con giai và 3 con gái, đặt tên là Phạm Khoan, Phạm Trung, Thị Đăng, Thị Đản và Thị Đô.

11. Cụ Khoan tự Khoan Hòa, sinh năm Bính Tý. Thọ 66 tuổi. Mất năm Tân Tỵ ngày 3.5.
Cụ Bà tên là Đặng Thị Từ Nhu, vợ cả. Bà Kế tên là Nguyễn Thị Từ Quyên. Bà ba tên là Nguyễn Thị Rượu Lầm.
- Cụ Nhu mất ngày 3.1
- Cụ Quyên mất ngày 5.6
- Cụ Lầm mất ngày 6.8.2020

Cụ Khoan sinh được 2 con giai, đặt tên là Phạm Thường và Phạm Luân.
Cị Trùm Thường sinh năm Kỷ Hợi. Thọ 75 tuổi. Mất ngày 14 -2 Quý sửu.
Cụ Bà tên là Trần Thị Từ Lương, sinh năm Ất Tỵ, thọ 75 tuổi, mất ngày 11 – 12 Kỷ Mùi. (Cụ Luân không có con)

Cụ Phạm Trung là con thứ Cụ Việt. Cụ Trung sinh ra Phạm Huệ, Cụ Huệ không có con.

12. Cụ Trùm Thường sinh được 5 con giai và 2 con gái, đặt tên là:
- Con trưởng : Phạm Thúc
- Con thứ 2: Phạm Kiên
- Con thứ 3: Phạm Định
- Con thứ 4: Phạm Xuân
- Con thứ 5: Phạm Tiêm

Hai con gái tên là Bà Lược và Bà Rĩ
Con trưởng Cụ trùm Thường tên là Cụ Phạm Thúc, tự Văn Thục. Sinh năm Canh Ngọ, thọ 76 tuổi. Mất năm Ất Dậu ngày 23 -4.
Tên hèm: “ Hiển khảo cựu thôn trưởng, kiêm lân giáp trưởng Phạm Tính, húy Thúc tự Văn Thục thụy cần trực tuấn triệt phủ quân”.
Cụ 2 vợ, vợ cả tên là Vũ Thị Cần Mẫn. Sinh năm Canh Ngọ. Thọ 40 tuổi. Mất ngày 23.5, Kỷ Mùi (1919). Vợ kế tên là Vũ Thị Từ Huệ, mất ngày 1 – 6.

Cụ Phạm Thúc sinh được 5 con giai. Con trưởng tên là:
- Phạm Triêm
- Phạm Nhai là con thứ
- Phạm Hường là con thứ 3
- Phạm Cam là con thứ 4
- Phạm Trâm (Tức Thanh)
Và 5 con gái:
- Phạm Thị Thầm
- Phạm Thị Phác
- Phạm Thị Lựu(Vợ Trương Họa)
- Phạm Thị Quít(Vợ Trương Họa)
- Phạm Thị Chanh (Vợ Vũ Tơm)

Ông Phạm Triêm sinh ngày năm. Bà Triêm sinh năm Nhâm Thân. Thọ 50 tuổi. Mất ngày 10.10, Nhâm Ngọ.
Ông Phạm Triêm sinh được 1 con giai đặt tên là Phạm Liệc và 3 con gái tên là:
- Phạm Thị Huân
- Phạm Thị Bạ
- Phạm Thị Tiếm

Con trưởng Cụ Phạm Triêm tên là Phạm Liệc. Ông Liệc sinh ngày

Cụ Trung sinh 1 trai Phạm Huệ (Câu này là Cụ Phạm Riến bổ sung)
II, Ngành thứ hai con Cụ Sĩ là Cụ Phạm Thịnh.
Cụ Phạm Thịnh sinh được 2 con giai:
1, Phạm Trương. 2, Phạm Thực (Ông Trương không con giai).
- Ông Thực sinh được 3 con giai:
1, Phạm Chính. 2, Phạm Mặc, 3, Phạm Rụng.
(Hai ông Rụng, Chính không con)
- Ông Mặc sinh ra ông Bạ.
- Ông Bạ sinh được 4 con giai:
1, Phạm Khê.
2, Phạm Uyển
3, Phạm Triển
4, Phạm Thuyền
(Ông Triển không con)
- Ông Khê sinh ra ông Nghiên, ông Đóa
- Ông Uyển sinh ra ông Đoan
- Ông Thuyền sinh được 2 con giai:
1, Phạm Hưng. 2, Phạm Lâm.
Ngành Cụ Thịnh đến đây không có người nối dõi.

III, Ngành thứ 3 con Cụ Sĩ là Cụ Phạm Khang. Cụ Khang sinh được 1 con giai tên là Phạm Yên. Cụ Phạm Yên sinh được 2 con giai:
1, Phạm Đệ. 2, Phạm Dương
- Cụ Phạm Dương sinh được 2 con giai:
1, Phạm Trì. 2, Phạm Trật (2 ông không ai nối dõi)
- Cụ Phạm Đệ sinh được 2 con giai:
1, Cụ Xá. 2, Cụ Xã Quan Tuy.
- Cụ Xá không ai nối dõi.
- Cụ Xã Quan Tuy sinh được 2 con giai:
1. Cụ Tri Dự
2. Cụ Hiệp Ước
Từ đây lại chia ra 2 ngành:
A, Ngành Cụ Tri Dự:
Cụ Tri Rự sinh được 5 con Giai:
1. Cụ Phạm Ba
2. Cụ Phạm Tấn
3. Cụ Phạm Năm
4. Cụ Trùm Lạng
5. Cụ Phạm Sửu. (không có ai nối dõi)

1. Ngành Cụ Phạm Ba:
Cụ Phạm Ba sinh được 1 con giai: Tên là Phạm Doãn.
Cụ Doãn sinh được 4 con giai:
1, Phạm Trữ
2,Phạm Cuồn
3,Phạm Trào
4, Phạm Nễ (không ai nối dõi)

- Cụ Phạm Trữ sinh được 3 con giai:
1. Phạm Lơi
2. Phạm Hoàn (Không con giai)
3. Phạm Chi (Không con giai)

- Cụ Phạm Lợi sinh được 2 con giai:
1. Ông Phạm Bồng
2. Ông Phạm Khanh

- Ông Phạm Khanh sinh được 3 con giai:
1. Phạm Chu
2. Phạm Hồng
3. Phạm Ngâu.

Cụ Cuồn sinh được 1 con giai tên là Phạm Phiện. Cụ Phiện không người nối dõi.

Cụ Trào sinh được 2 con giai tên là Phạm Hồi – Phạm Quế.
Cụ Phạm Quế không người nối dõi. Cụ Phạm Hồi sinh được 1 con giai là Phạm Nhung. Ông Nhung sinh được 2 con giai:
1, Phạm Vưu
2, Phạm Soái
Và 2 con gái: 1, Phạm Thị Ảnh. 2, Phạm Thị

Ông Phạm Vưu là con trưởng, sinh được 5 con giai:
1, Phạm Huy. 2, Phạm Năng. 3, Phạm Châu. 4, Phạm Khải. 5, Phạm Bích.

Ông Phạm Soái là con thứ 2, sinh được con giai:
1, Phạm Hòa. 2, Phạm Nhã. 3, Phạm Phương

2, Ngành Cụ Trùm Tấn:
- Cụ Trùm Tấn sinh được 2 con giai:
1. Cụ Phạm Oai
2. Cụ Phạm Roanh
Đến đây không ai nối dõi

3, Ngành Cụ Phạm Năm:
Cụ Phạm Năm sinh được 3 con giai
1, Cụ Phạm Đồn
2, Cụ Phạm Đàm
3, Cụ Phạm Kén (Không con giai)

A, Cụ Phạm Đồn sinh được 1 con giai đaqựt tên là Phạm Trạc.
- Cụ Phạm Trạc sinh được 1 con giai đặt tên là Phạm Bì.
- Cụ Phạm Bì sinh được 1 con giai đặt tên là Phạm Bi.
- Ông Phạm Bi sinh được con giai
1, Phạm Kháng
2, Phạm Khương,
3, Phạm Kha
4, Phạm Khoa

2, Cụ Phạm Đàm sinh được 1 con giai tên là Cụ Phạm Chính. Cụ Chính không có con giai.

4, Ngành Cụ Trùm Lạng
+ Cụ Phạm Lạng sinh năm
Thọ 75 tuổi. Mất ngày 9 – 1
Cụ Bà người họ Đặng, mất ngày 29 – 6
Cụ Trùm Lạng sinh được 1 con giai đặt tên là Phạm Hướng, và nuôi 1 con nuôi tên là Phạm Hữu.
+ Cụ Lý Hướng thọ 45 tuổi, mất ngày 28 – 6.
- Cụ Bà người họ Đào, mất ngày 17 – 2.
- Cụ Hướng sinh được 1 con giai đặt tên là Phạm Tãn, và nuôi 1 con nuôi tên là Phạm Nhuyên.
+ Cụ Lý Tãn thọ 43 tuổi. Mất ngày 17.2.
Cụ Bà tên là Vũ Thị Lan, thọ 74 tuổi, mất ngày 4 -2.
+ Cụ Lý Tãn sinh được 1 con giai, tên là Phạm Thiến.
Cụ Phạm Thiến sinh năm 1883, (Giáp Thân) thọ 73 tuổi, mất ngày 27 – 3
Cụ Bà tên là Vũ Thị Dùng, sinh năm (Giáp Thân), 1883. Thọ 69 tuổi. Mất ngày 11- 5
+ Cụ Phạm Thiến sinh được 2 con giai tên là:
1, Phạm Riến
2, Phạm Dởn
Và 1 con gái tên là Phạm Thị Tích (Tên chồng là Nguyễn Huân)

1, Cụ Phạm Riến sinh năm (Quý Mão), 1903, ngày 10 – 8. Thọ tuổi, mất ngày
Cụ Riến 2 vợ
+ Vợ cả tên là Vũ Thị Lỡ, thọ tuổi, mất ngày
+ Vợ lẽ tên là Nguyễn Thị Tý. Sinh năm 1905. Thọ tuổi, mất ngày
Cụ Riến sinh được 6 con giai:
1, Phạm Bổng. 2, Phạm Xướng. 3, Phạm Mùi. 4, Phạm Duật. 5, Phạm Điềm. 6, Phạm Bảo
Và 4 con gái:
1, Phạm Thị Chút, tên chồng là Lê Văn Thược
2, Phạm Thị Quý, tên chồng là Vũ Văn Quang
3, Phạm Thị Gián, tên chồng là Nguyễn Văn Vĩnh
4, Phạm Thị Nhuần, tên chồng là Vũ Quốc Đảm.

Ông Phạm Bổng và ông Phạm Xướng mất sớm, không người nối dõi (Ông Bổng sinh năm 1923, mất năm 1946, ông Xướng sinh năm 1929, mất năm 1945)

+ Ông Phạm Mùi sinh năm 1931, Thọ tuổi.
Vợ tên là Nguyễn Thị Mơ, sinh năm
Ông Mùi sinh được con giai
1, Phạm Văn Nam sinh năm 1955
2, Phạm Văn Tỉnh sinh năm 1957
3, Phạm Văn Thịnh sinh năm 1959
4, Phạm Văn Quân sinh năm 1961
5, Phạm Văn Hiếu sinh năm 1963 (Thực chất 1964)
6, Phạm Văn Thành sinh năm 1965 (Thực chất 1969)
Và con gái:
1, Phạm Thị Loan
2, Phạm Thị Sửu
3, Phạm Thị Mai

2, Ông Phạm Duật sinh ngày
Bà Phạm Duật tên chính là Vũ Thị Mơ
Ông Duật sinh hạ… Con
1, Phạm Huy Du

3, Ông Phạm Điềm sinh ngày 1940
Bà Điềm tên chính là Nguyễn Thị Quý
Ông Bà Điềm sinh được con giai
1, Phạm Đạm. 2, Phạm Tráng

+Ông Phạm Bảo sinh năm 1945

2, Con giai thứ hai cụ Phạm Thiến là ông Phạm Dởn. Ông Dởn sinh năm 1917 (Mậu Ngọ)
Bà Dởn tên chính là Vũ Thị Mùi, sinh năm 1916 (Đinh Tỵ)
Ông bà Dởn sinh được 2 con giai:
1, Phạm Kiên Quyết
2, Phạm Anh Tuấn
Và 2 con gái: 1, Phạm Thị Hồng, sinh năm:
Tên chồng là Vũ Văn Nhiễm
2, Phạm Thị Minh Nguyệt, sinh năm 1959.
Tên chồng là Nguyễn Giản

+Anh Phạm Văn Quyết sinh năm
Chị Quyết tên là Hà Thị Hồng Cấp
Anh Quyết sinh…Con
1, Phạm Thị Hồng Thu
2, Phạm Thái Dương
3, Phạm Thị Kim Phương

+ Anh Phạm Tuấn, sinh năm 1954, nhập ngũ 8 – 1971, hy sinh ngày 7 – 9 – 1974( Liệt sỹ chống Mỹ)

+Con nuôi Cụ Trùm Lượng tên là Cụ Phạm Hữu
Cụ Phạm Hữu sinh được 1 con giai đặt tên là Phạm Đớm.
Cụ Phạm Đớm sinh được 1 con giai đặt tên là Phạm Chiêm.
Cụ Phạm Chiêm sinh được 3 con giai: 1, Phạm Niêm. 2, Phạm Sắc. 3, Phạm Hài.
Và 2 con gái: 1, Phạm Thị Dâu. 2, Phạm Thị Hin
Ông Niêm sinh 2 con giai Niềm – Xem

+Con nuôi Cụ Lý Hướng tên là Cụ Phạm Nhuyên.
Cụ Phạm Nhuyên sinh được 3 con giai: 1, Phạm Hiền.
2, Phạm Tuôn. (Không người nối dõi)
3, Phạm Tuồn(Không người nối dõi)

1, Cụ Phạm Hiền sinh được 4 con giai: 1, Phạm Hản. 2, Phạm Hán. 3, Phạm Sở. 4, Phạm Điển
Và 1 con gái tên là Phạm Thị Nghênh

Ông Phạm Hản sinh được 1 con giai tên là Phạm Chiểu
Ông Phạm Hán không người nối dõi.
Ông Phạm Sở sinh được con giai
1, Phạm Tần

Ông Phạm Điển sinh được

B, Ngành Cụ Hiệp Ước.
Cụ Hiệp Ước sinh được 3 con giai:
1, Phạm Thản
2, Phạm Cường
3, Phạm Cớt

1, Cụ Phạm Thản sinh được 1 con giai đặt tên là Phạm Cung.

Cụ Phạm Cung sinh được 2 con giai:
1, Phạm Thùy
2, Phạm Ích
Hai cụ này không người nối dõi.

2, Cụ Phạm Cường sinh được 1 người con giai tên là Phạm Căn.
Cụ Phạm Căn không có người nối dõi

3, Cụ Phạm Cớt sinh được 2 con giai
1, Phạm Thành. 2 Phạm Sành. (không nối dõi)

Cụ Phạm Thành sinh được 2 con giai
1, Phạm Uýnh
2, Phạm Tuyết

1, Cụ Phạm Uýnh sinh được 2 con giai: 1, Phạm Đang. 2, Phạm Thoa.
Cụ Phạm Đang không người nối dõi.
Cụ Phạm Thoa sinh được 2 con giai
1, Phạm Xoang. 2, Phạm Lêu.
Ông Phạm Xoang sinh được 3 con giai:
1, Phạm Châm. 2, Phạm Chân. 3, Phạm Quang
Ông Phạm Châm sinh được

+Ông Phạm Lêu sinh được con giai: 1, Phạm Tạc

Cụ Phạm Tuyết sinh được 2 con giai: 1, Phạm Đài. 2, Phạm Lâu và con gái.
Cụ Phạm Đài sinh được 1 con giai tên là Phạm Đoan, và con gái :
1, Bà Đường (Con cụ Trứ)
2, Bà Tinh

Cụ Phạm Lâu sinh được 3 con giai:
1,Phạm Bính
2, Phạm Bốn
3, Phạm Tẹo

Ông Phạm Bính sinh được 3 con giai:
1, Phạm Đính
2, Phạm Dục
3, Phạm Tỵ
4, Phạm Chuân
5, Phạm Đỏ

Ông Phạm Bốn sinh được con giai
1, Phạm Bôn
2, Phạm Thái
3, Phạm Bình
4, Phạm Tĩnh
5, Phạm Xương

Ông Phạm Tẹo sinh được con giai: 1, Phạm Tời

IV, Ngành thứ tư
Con thứ tư Cụ Phạm Sĩ là Phạm Kiền
Cụ Phạm Kiền sinh được 1 con giai tên là Phạm Bình

Cụ Phạm Bình sinh được 3 con giai:
1, Phạm Đính
2, Phạm Lương
3, Phạm Vĩnh
Cụ Phạm Đính và Phạm Vĩnh không người nối dõi.

Cụ Phạm Lương sinh được 1 con giai tên là Phạm Yến.
Cụ Phạm Yến sinh được 4 con giai:
1, Phạm Thương
2, Phạm Hoàng
3, Phạm Dậu
4, Phạm Mâu
Ba cụ Hoàng, Dậu, Mâu không người nối dõi

Cụ Phạm Thương sinh được 1 con giai tên là Phạm Bảng.
Cụ Phạm Bảng sinh được 2 con giai: 1, Phạm Khoa. 2, Phạm Rong
Cụ Rong không người nối dõi.
Cụ Phạm Khoa sinh được 3 con giai: 1, Phạm Khải. 2, Phạm Khái. 3, Phạm Chí
Và 1 con nuôi tên là Phạm An.

A, Cụ Phạm Khải sinh được 1 con giai tên là Phạm Phác. Cụ Phác không người nối dõi.
B, Cụ Phạm Khái sinh được 3 con giai: 1,Phạm Liên. 2, Phạm Mại. 3, Phạm thoại. Cụ Liên, Cụ Thoại không người nối dõi.
Cụ Mai sinh được 3 con giai:
1, Phạm Quát
2, Phạm Tiêu
3, Phạm Ngật
Ông Quát và ông Tiêu không người nối dõi.
Ông Phạm Ngật hiện nay ở Hà Đông

C, Cụ Phạm Chí sinh được 1 con giai tên là Phạm Bấm.
Cụ Phạm Bấm sinh được 1 con giai tên là Phạm Tứ

D, Cụ Phạm An sinh được 1 con giai tên là Phạm Hỷ.
Cụ Hỷ sinh được 2 con giai
1, Phạm Khăm
2, Phạm Phạc

Ngành thứ hai
Con cụ Phạm Tín là Cụ Phạm Đức. Cụ Phạm Đức sinh được 1 con giai là Phạm Giá.
Cụ Phạm Giá sinh được 1 con giai tên là Phạm Phúc
Cụ Phạm Phúc sinh được 1 con giai tên là Phạm Thuận
Cụ Phạm Thuận sinh được 1 con giai tên là Phạm Khắc

Cụ Phạm Khắc sinh được 3 con giai:
1, Phạm Lễ
2, Phạm Hoành
3, Phạm Dị
Cụ Lễ, Cụ Hoành không người nối dõi.

+ Cụ Phạm Dị sinh được 3 con giai:
1, Phạm Trực
2, Phạm Phi
3, Phạm Thiện
Cụ Trực và Cụ Thiện không người nối dõi

+ Cụ Phi sinh được 2 con giai:
1, Phạm Trù
2, Phạm Rong
Cụ Rong không người nối dõi
+Cụ Trù sinh được 3 con giai:
1, Phạm Trịnh
2, Phạm Bối
3, Phạm Xương
Hai Cụ Trịnh, Cụ Bối không người nối dõi.

+ Cụ Phạm Xương sinh được 2 con giai:
1, Phạm Yếng
2, Phạm Tịnh

+ Cụ Phạm Tịnh sinh được 1 con giai tên là Phạm Trắc

+Ông Phạm Trắc sinh được 2 con giai
1, Phạm Thắc (Lộc)
2, Phạm Nấng (Mất sớm)
Và 1 con gái tên là Phạm Thị Kỷ,

Ông Phạm Thắc sinh được

+Cụ Phạm Yếng sinh được 1 con giai tên là Phạm Miễn và 1 con gái

Ông Phạm Miễn không người nối dõi
Con gái cụ Yếng tên là Phạm Thị Á

Ngành Ông Phạm Rật
Bắt đầu sáp nhập họ từ đời Cụ Thiệu

+Cụ Thiệu sinh được 1 con giai tên là Phạm Vây
+Cụ Phạm Vây sinh được 2 con giai:
1, Phạm Nặc
2, Phạm Lừng
Cụ Phạm Nặc sinh được 1 con giai tên là Phạm Hồ

+ Cụ Phạm Hồ sinh 2 con giai:
1, Phạm Xớn
2, Phạm Thắng (Mất sớm)
Và 2 con gái:
1, Phạm Thị Miện
2, Phạm Thị Xuân

+Ông Phạm Xớn sinh được 1 con giai tên là Phạm Lơn và con gái:
1, Phạm Thị Biểu
2, Phạm Thị Lộc
3, Phạm Thị Nữu

+Cụ Phạm Lừng sinh được 1 con giai tên là Phạm Bùi.
+ Cụ Phạm Bùi sinh được 1 con giai tên là Phạm Rật
+ Ông Phạm Rật sinh được

GIA PHẢ

Hồi ký gia đình sống trong hai thời đại Đế quốc, Phong kiến và xã hội chủ nghĩa.
Ngày 2 – 4 – 1973.

Để lưu truyền và theo dõi sự diễn biến của hoàn cảnh gia đình từ trước đến nay và tiếp tục sau này mãi mãi, Ông Phạm Riến và ông Phạm Dởn sao chép những nét cũ, do các cụ để lại và ghi những điểm mới, giúp cho con cháu biết được Tổ Tiên truyền kế và ghi nối tiếp.

Gia đình ta, tính từ Cụ Thủy Tổ Huệ Sơn đến Cụ Phạm Lượng là mười đời.
Cụ Lượng sinh năm 1796 (Bính thìn, đời Cảnh Thịnh thứ 4) là con thứ tư Cụ Tri Rự. Trước ở khu xóm Tây giữa làng. Cụ Tri Rự cho Cụ Lượng vào xóm Đông sinh cơ lập nghiệp. (Thuộc khu đất nhà Ông Phác hiện nay).

Cụ Lượng sinh ra và lớn lơn trong thời Lê mạt, chính trị thối nát. Theo các cụ di ngôn lại, Cụ Lượng lúc bấy giờ gia đình vào bậc Trung Nông, tài sản có một nhà gỗ và ba bốn sào vườn. Cụ là người nông dân cần cù, giản dị và trung trực. Cụ thường đăng cai thờ Tổ Cối, nên gọi là Cụ Trùm Lượng.
Cụ thọ 75 tuổi, mất ngày 9-1 (Canh ngọ, Tự Đức 23) 1870, tên hèm là: “Hiển tổ khảo, Phạm Quý công trực Lượng phủ quân.”

Cụ Bà người họ Đặng, con Cụ nhang Chẩn, em Cụ Lý Trạch (Thuộc ngành Ông Phan hiện nay. Cụ mất ngày 29-6.

Cụ Trùm Lượng sinh được 1 con giai, tên là Phạm Hướng và nuôi 1 người con nuôi, tên là Phạm Hữu.

Cụ Hướng sinh năm 1820 (Canh thìn, Minh Mệnh thứ nhất), học chữ Hán, đỗ khóa sinh. Lớn lên làm nghề dạy học. Có một thời gian làm lý trưởng.
Cụ bị mắc bệnh đau mắt, thầy thuốc chung quanh vùng này không chữa được, phải mời Cụ Lộc người Trung Quốc trú tại huyện Vĩnh Bảo về nhà, làm riêng 3 gian nhà để chữa bệnh. Sau 3 tháng Cụ khỏi. Cụ Lộc truyền lại môn thuốc đó cho Cụ và nói: Tôi không có con, sau này tôi chết Ông sẽ nhớ ngày cúng giỗ. Bởi thế nhà ta mới có nghề chữa bệnh đau mắt gia truyền. Cụ Hướng thọ 42 tuổi, mất ngày 28-6-1861 (Tân dậu, Tự Đức thứ 14)

Cụ Bà người họ Đào. Thọ 61 tuổi. Giỗ ngày 17-2 âm lịch.
Cụ Hướng sinh được 1 người con giai tên là Cụ Tãn và 2 bà con gái là bà Các và bà Hào, bà Các không có con (Bà Thôn Các, gia tài sau đó cho ông Ký Sô, họ Vũ trong, ăn tông tử). Bà Hào sinh ra ông Vy (Ông Vy sinh ra bác Thấm, bác Thấm sinh anh Thiệm(mất năm 1945), chị Gái lấy anh Đặng Phin bây giờ. Ông Hào là anh ông Tốn. Ông Tốn sinh ra ông Sự Cừu, ông sự Cừu sinh ra cô Riễn lấy ông Rính, cô Cún, cô Tý, chú Ổn.)
Cụ nuôi 1 người con nuôi tên là Cụ Nhuyên.

Cụ Phạm Tãn sinh năm Mậu thân (Tự Đức thứ nhất) 1848, cha mất sớm, ở với mẹ và ông bà nội. Thời còn nhỏ Cụ học chữ Hán, đỗ khóa sinh. Lớn lên Cụ làm nghề dạy học (Học trò của Cụ thì đông, nhưng khi chúng tôi biết còn có ba Cụ Phạm Tuyết, Đặng Giới và Phạm Định vẫn theo giỗ, tết). Cụ Tãn có thời gian làm lý trưởng, nên thường gọi là Cụ Lý Tãn. Cụ làm nghề chữa bệnh đau mắt ( Do ông Lộc và cha truyền lại).

Cụ Tãn tranh cử lý trưởng với Cụ Nguyễn Yến, Cụ Yến tuy giầu nhưng bị thua sau mua chức Bá hộ. Vì Cụ Tãn thân với Ông Huấn học ở tỉnh (Gọi là Quan Huấn) nên Cụ đắc cử.

Sau khi trúng cử, gia tài khánh kiệt, mâu thuẫn 2 gia đình trở nên sâu sắc. Ông Yến để ý hiềm thù, tìm cách hãm hại. Cụ Tãn cũng bị mất sớm, thọ 43 tuổi, mất ngày 17-2 Canh dần (1890, Thành Thái thứ 2).

Cụ Bà tên là Vũ Thị Lan, con gái cụ Vũ Bô (dòng dõi hiện nay là ông Vơn, Tiệc, Đôn, ngang hàng với Ông Riến, Ông Dởn, cháu cô, cháu cậu ruột). Cụ cũng biết làm nghề chữa bệnh đau mắt, đi chữa nhiều nơi. Cụ thọ 74 tuổi, mất ngày 4-2.

Cụ Tãn sinh được 2 người con giai, con trưởng tên là Cụ Thiến, con thứ tên là Cụ Thắng. Cụ Thắng mất sớm nên không có người nối dõi.

Cụ Thiến sinh năm 1884 (Giáp thân, Kiến Phúc thứ nhất, Nguyễn Giản Tông). Cha mất sớm ở với Mẹ. Hồi còn nhỏ Cụ được học nhiều chữ Hán. Trong thời Pháp thuộc, tình trạng hà hiếp, bóc lột nhau, kiện tụng nhau là phổ biến, cộng với mâu thuẫn 2 gia đình đã nói bên trên, năm Cụ 17 tuổi bị một tai họa rất lớn, nguyên nhân, người Vũ xá đến trọ nhà Cụ Bá Rao xóm nhà làm nghề nấu rượu lậu. Khi Tây đoan về bắt, chúng vất sang vườn nhà ta 1 hũ rượu. Bọn Tây đoan bắt được, cứ thế truy cứu và bắt Cụ Thiến giam ở tỉnh, gọi phạt 120 bạc đồng hoa xòe. Trị giá bằng 4000kg thóc. Nếu không có tiền thì phải ngồi tù.

Ở nhà Cụ Lan là mẹ phải bán vườn đất nộp phạt, chuộc con về. (Lúc này ông Lý Nguyên con Cụ Yến làm lý trưởng, cho em ruột là Nguyễn Mai đến có tích cách vây báo). Từ đó gia đình bị sa sút, Cụ Thiến phải đi tập nghề khâu vá tha phương cầu thực, khi ở Hải Phòng, khi về Kiến An, khi ra Hải Dương, đời sống vẫn túng thiếu.

Vườn đất không còn, nhà cửa bị bán hết, phải chuyển ra xóm Bắc ngày nay, ở thuê 7 thước đất của ông Hòe, gạt rong canh 30kg thóc 1 vụ, sau cậy cục mãi mới mua được, và phải trả giá rất đắt, 140 đồng, trị giá bằng 2800kg thóc.

Khi luống tuổi, Cụ trở về quê nhà, vừa làm nghề dạy học chữ Hán, vừa làm nghề chữa bệnh để kiếm ăn lần hồi. Nghề chữa bệnh của Cụ cũng nổi tiếng danh sư. Chuyên môn nhất là chữa bệnh đau mắt, nên Cụ đặt tên hiệu là “Tế Quang”.

Còn sinh thời, tính Cụ ôn hòa, thuần thục, giao dịch rộng rãi, tuy nghèo nhưng bao giờ cũng giữ phong thái lịch thiệp. Cụ hay làm văn thơ và ngâm vịnh. Tuy sống trong thời đại Đế quốc, Phong kiến, nhưng cụ vẫn căm ghét chế độ bất công, không thèm quỵ lụy ai và cũng không muốn ai quỵ lụy mình. Không mê tín dị đoan, được đa số bà con trong thôn xã quý mến.

Cách mạng tháng 8 thành công, Cụ rất phấn khởi, ca tụng đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, ca tụng công đức của Hồ Chủ Tịch. Cụ đã tham gia các cuộc vận động ủng hộ chính quyền cách mạng. Cụ luôn luôn giáo dục con cháu trung thành và tích cực công tác.

Cụ Thọ 73 tuổi, mất ngày 27-3-1955 (Ất mùi).(Đang thời gian giảm tô)

Cụ bà tên là Vũ Thị Dùng, con gái Cụ Vũ Phán (Cụ Vũ Phán sinh được 3 bà con gái, Cụ là chị cả, Cụ Xưởng thứ 2, Cụ Trữ thứ 3 và 2 con giai là Cụ Hàn, Cụ Phổ, hai cụ này không có ai nối dõi). Cụ sinh năm 1883, đức tính cụ ôn hòa, hiền hậu. Cụ mất ngày 11-5-1952 (Nhâm Thìn), đang thời gian đánh Pháp.

Cụ Thiến sinh được 2 người con giai và 1 người con gái, con trưởng là Ông Phạm Riến, con thứ 2 là bà Thị Tích, con thứ 3 là ông Phạm Dởn.

Ông Phạm Riến: Sinh ngày 10-8-1903 (Quý Mão, Thành Thái thứ 5). Hồi còn nhỏ học nhiều chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Lớn lên được cha truyền lại nghề nghiệp thợ may. Ở quê nhà công việc rất ít, đời sống khó khăn, nên phải lang thang nơi này, nơi khác để tìm kiếm công ăn, việc làm, lúc thì theo cụ Sự Cừu ra ngoài Lý Xá Phụ Dực, khi thì đi Đoan Hạ, Hòa Bình. Nhưng trong chế độ cũ, khó khăn thì ở đâu cũng gặp khó khăn, túng đói thì ở đâu cũng là túng đói.

Sau về quê sinh sống, vừa cấy ruộng, vừa làm nghề, trông nom tu sửa gia đình, làm được 4 gian nhà gỗ tường gạch, năm 1951 giặc Pháp đốt sạch, Ông cùng các con lại làm nhà khác đang ở hiện nay.

Sống trong chế độ cũ, Ông vẫn căm ghét Phong kiến, Đế quốc. Cách mạng tháng 8 thành công, Ông gia nhập hội Nông dân Cứu Quốc. Được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam ngày 6-1-1948. Xây dựng tổ đổi công, làm chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp. Sau giữ trách nhiệm Chủ nhiệm Hợp tác xã Tín dụng. Mặc dầu tuổi già sức yếu, nhưng Đảng cần, Ông vẫn phục vụ. Năm 71 tuổi mới nghỉ Chủ nhiệm, song vẫn ở trong bộ phận đó.

Kháng Chiến chống Pháp, Ông được tặng thưởng Huy Chương Kháng Chiến hạng Hai.

Đức tính Cụ ôn hòa, nhã nhặn, trung thực, thật thà, công tác tích cực và có tinh thần trách nhiệm cao. Được Đảng tin cậy và đông đảo bà con trong Thôn, Xã quý mến.

Cụ cũng hay làm văn thơ, ngâm vịnh. Dạy bảo con cháu giữ gìn phẩm chất đạo đức Cách Mạng, cho ăn đi học, đi nghĩa vụ quân sự bảo vệ đất nước, góp 1 phần nhỏ bé vào công cuộc Chống Mỹ Cứu Nước. Ông đạt danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ 4 năm.

Bà Riến: Bà trước tên là Vũ Thị Lỡ, con gái thứ 2 Cụ Vũ Nhuận (Tức là Cụ Khóa Nhuận sinh ra Ông Khiết, Ông Tẩy hiện nay). Bà sinh được 1 con giai, rồi bị bệnh thần kinh, mất tính, về ở với Bố Mẹ đẻ. Mất ngày 27-5-1926 (Bính dần, Bảo Đại thứ nhất) (Bà sinh năm Quý Mão 1903, Thành Thái thứ 5)

Bà kế tên là Nguyễn Thị Tý, con gái thứ 2 Cụ Nguyễn Vạn (Cụ Vạn sinh được 2 con gái là Bà Nhớn và Bà Tý, 4 con giai: Ông Tải, Vượng, Trường, Quyền. Ông Vượng sinh được 1 con giai là anh Thới hiện nay. Còn 3 Ông không có người nối dõi).

Bà Tý rất cần cù, siêng năng, sản xuất, chăn nuôi giỏi, dạy con ngoan, vào tổ đổi công, Hợp tác xã Nông nghiệp đầu tiên, bán nghĩa vụ lương thực, thực phẩm cho nhà nước năm nào cũng vượt, được cấp trên khen ngợi. Bà sinh năm Ất Tỵ 1905 (Thành Thái thứ 7).

Bà Phạm Thị Tích: Sinh năm 1905 (Ất Tỵ, Thành Thái thứ 7). Chồng bà là Ông Nguyễn Huân. Bà sinh được 2 người con gái là Nhợi và My. Cô Nhợi tham gia chống Pháp, làm giao thông liên lạc. Bị giặc đào trúng hầm bí mật, lôi lên giết chết tại chỗ. Cô My, chồng tên là Sang, hiện nay có con gái và con giai. Quê chồng ở Hưng Yên. Bà Tích đau buồn trước tình cảnh đó, nên bị ốm, mất ngày 14-7-1954 (Giáp ngọ), thọ 49 tuổi.

Ông Phạm Dởn: Sinh ngày 10-5-1918 (Mậu ngọ, Khải Định thứ 3). Hồi còn nhỏ học chữ Quốc Ngữ, đỗ sơ học yếu lược. Năm 15 tuổi theo Cụ Nguyễn Điện thôn Thượng Gia lên Thị Xã Thái Bình học nghề chạm bạc. Có dịp Ông và cháu con Anh là Phạm Chắt lên Hà Nội nhận việc về nhà làm riêng. Chiến tranh Thế Giới lần thứ hai, nghề chạm bạc bị đình đốn, hai chú cháu lại lên thị xã Hòa Bình mở hiệu làm trang sức bán cho dân tộc thiểu số.

Năm Ất dậu (1945) nạn đói lan tràn, 2 con là Dậu và Thiềm cùng 1 cháu Xướng bị chết, nghề nghiệp ế ẩm, lại trở về Hà Nội.

Sống trong thời Đế quốc, Phong kiến, nhìn rõ sự bất công và thối nát, bản thân bị trực tiếp bóc lột của tiểu chủ và tư sản. Ông có đầu óc Cách Mạng tham gia những cuộc vận động ủng hộ bầu cử nghị viện cho phải Nguyễn Công Truyền. Tuyên truyền chống Nhật xâm lược Đông Dương, dự các cuộc mít tinh, cất dấu tài liệu, đấu tranh với tiểu chủ, đòi giảm giờ làm v.v…

Cách mạng tháng 8 thành công, được ít ngày Chắt bị mất, nghề nghiệp bấp bênh, sống ở thành thị gặp khó khăn, Ông trở về quê tham gia công tác, vào tổ chức thanh niên cứu quốc, công tác thông tin thôn, trưởng ban Thông tin xã. Ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam ngày 5-10-1947. Đi công tác thoát ly tháng 8-1948. Công tác tại phòng Thông tin huyện, năm 1952 lên Tỉnh, tham gia công tác giảm tô, cải cách ruộng đất và công tác Tuyên giáo của Tỉnh Đảng bộ Thái Bình.

Hồi kháng chiến chống Pháp, tuy gặp khó khăn gian khổ, nhưng Ông vẫn tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng và quyết tâm khắc phục, chịu đựng gian nan. Hai lần bị giặc bắt, ông đã bày kế hoạch cho 1 số thanh niên cùng trốn thoát, không chịu để lọt vào tay giặc. Được Chính Phủ tặng thưởng “Huy Chương kháng chiến hạng nhất”.

Trong thời gian Chống Mỹ cứu nước, năm nào cũng đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hai năm liền “Chiến sỹ thi đua” và một bằng “Dũng sỹ diệt Mỹ cấp Ưu tú”.

Tính ông vui vẻ, hòa nhã, ngay thẳng, thật thà, tinh thần công tác bền bỉ, dẻo dai, có trách nhiệm cao. Được anh em bạn bè và bà con thôn xã quý mến. Ngày 1971, Ông được nghỉ hưu trí, hưởng 75% số lương chính. Tuy về hưu, nhưng ông vẫn tham gia giúp đỡ phong trào địa phương. Ông Dởn mất ngày 17-8 Ất hợi (1995)

Bà Dởn tên là Vũ Thị Mùi, con gái vợ thứ năm Cụ Vũ Khang (Cụ Năm sinh được 5 người con gái: Mùi, Dẹt, Tẹo, Ngọ, Tý và 2 con giai Tích, Đon). Bà Mùi sinh năm 1917 (Đinh Tỵ, Khải Định thứ 2). Tính vui vẻ, cần cù, siêng năng, trong khi gia đình gặp khó khăn, vẫn khắc phục nuôi dạy con cái, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Đảng và Chính Phủ. Hoạt động trong giới phụ nữ, được bầu vào Ban chấp hành xã. Vận động nghĩa vụ quân sự và tổ chức động viên thanh niên khi lên đường nhập ngũ, có tinh thần trách nhiệm trước mọi công tác trên giao.

I. Ngành ông Riến

Ông Bà Riến sinh được 6 con giai: Chắt, Xướng, Mùi, Duật, Điềm, Bảo và 4 con gái: Chút, Quý, Gián, Nhuần.

Anh Phạm Chắt (tức Bổng), sinh năm 1923, Khải Định thứ 8. Anh Chắt sinh ra được mươi ngày thì Mẹ bị bệnh thần kinh, mất sữa. Bà nuôi nấng cho bú mớm. Hồi còn nhỏ Ông , Bà nội cho học chữ Quốc ngữ, lớn lên làm nghề chạm bạc. Trong thời Pháp thuộc, anh sớm được giác ngộ cách mạng, thường được cấp trên giao công tác tuyên truyền vận động cách mạng, rải truyền đơn…Năm 1946 anh bị dịch tả mất ở Hà Nội. Ngày 17-5-1946 (Bính tuất).

Anh Phạm Xướng, sinh năm 1929 (Kỷ tỵ, Bảo Đại thứ 4). Ngày còn học chữ Quốc ngữ, theo chú lên Thị xã Hòa Bình làm nghề chạm bạc. Nạn đói năm 45 anh bị mất ở trên đó. Anh Chắt và Xướng chưa xây dựng gia đình. Mất ngày 11-5-1945 (Ất dậu).

Anh Phạm Mùi: Sinh năm 1931 (Tân Mùi, Bảo Đại thứ 6). Ngày còn nhỏ học chữ Quốc ngữ, năm 1945 theo chú lên Thị xã Hòa Bình. Năm 1946 về nhà làm nghề thợ may, gia nhập đoàn Thanh niên Cứu quốc, hoạt động 12 năm trong đoàn, từ chấp hành, thường vụ lên Bí thư đoàn và phụ trách thiếu nhi toàn huyện. Được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1962. Có thời gian làm trưởng ban bổ túc văn hóa xã. Khi có chính sách hợp tác hóa, anh đã đứng lên xây dựng Hợp tác xã Thủ công May mặc, trực tiếp làm chủ nhiệm, lấy tên là “Phương Đông”.

Trong thời gian chống Pháp được tặng thưởng “Huy chương kháng chiến hạng nhì”. Chống Mỹ cứu nước được tặng bằng “Dũng sỹ diệt Mỹ 4 năm” Đức tính hiền lành, cần mẫn, công tác tích cực, có tinh thần trách nhiệm, trông nom giúp đỡ gia đình, săn sóc các em ăn học.

Tháng 9-1975 anh cùng gia đình lên thành phố Việt Trì làm ăn.

Chị Mùi tên là Nguyễn Thị Mơ, sinh năm 1935 (Cụ Dởn viết nhầm là 1934), con gái ông Nguyễn Sực, thôn Thượng Gia. Đức tính hiền lành, cần mẫn, trông nom săn sóc gia đình, dạy bảo con cái, vui vẻ cho con gia nhập bộ đội chống Mỹ cứu nước.

Anh chị Mùi sinh được 6 con giai: Nam, Tỉnh, Thịnh, Quân, Hiếu, Thành và 3 con gái: Loan, Sửu, Mai

Anh Phạm Duật: Sinh năm Bính Tý, 1936, học hết lớp 10, ra dạy cấp II ở huyện Đông Anh gần Hà Nội. Sau đi học trường Lý luận sân khấu 3 năm và trực tiếp giảng dạy trường Nghệ thuật sân khấu. Tiếp đó học chuyên tu Hán Văn 3 năm do Bộ Văn hóa mở và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp lãnh đạo. Anh được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam ngày 24-3-1967, đức tính ôn hòa, nhã nhặn, hay văn thơ ngâm vịnh. Năm 1976 anh chuyển về tỉnh nhà, công tác tại ty Van hóa.

Chị Duật tên là Vũ Thị Thúy Mơ, sinh ngày . Con gái Cụ Vũ Đích thôn Thuyền Định.

Anh Duật sinh được 2 con. 1 trai. 1 gái
1, Phạm Huy Du
2,Phạm Vân Dung

Anh Phạm Điềm: Sinh năm Canh Thìn, 1940. Hồi còn nhỏ học chữ Quốc ngữ, lớn lên trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Có một thời gian đi công trường Rạng Đông, sau gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước, đóng ở đảo Cát Bà. Thời gian này Đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại ác liệt, anh cùng đồng đội chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, chiến đấu gan dạ, quyết tâm giữ Đảo trên mặt biển của Tổ Quốc. Anh được phong…

Hiện nay dẫn quân vào Nam tiếp tục chiến đấu.

Tính vui vẻ, hòa nhã, tích cực công tác, có tinh thần trách nhiệm cao. Được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam ngày…

Chị Điềm tên là Thị Búp, sinh năm… Con gái Ông Châu, xóm Chợ thôn Thượng Gia. Cha mẹ bị mất năm 45, Bà cô là Cụ Hào Nghinh đón về nuôi.

Anh chị Điềm sinh được con giai: Đạm, Tráng và

Anh Phạm Bảo: Sinh năm 1945: Học hết lớp 10, gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, trong thời gian Chống Mỹ cứu nước, anh được đi học trường Trung cao cơ điện và tham gia công tác giảng dạy ở đó. Sau được giao công tác xây dựng ống dẫn dầu. Anh rất tích cực công tác, có tinh thần trách nhiệm cao, đã có lần anh đang làm nhiệm vụ bị giặc Mỹ ném bom, bị thương, đang nằm điều trị được đơn vị tổ chức lễ kết nạp Đảng, địa điểm giữa giữa ranh giới Lào – Việt, ngày

Chị Chút: Sinh năm Ất Sửu, 1925. Tên chồng là anh Lê Thược, thôn Phú Ân, làm nghề chạm bạc, sinh được 3 con giai: Tĩnh, Ngươu, Huỳnh và 6 con gái: Mỳ, Miến, Măng, Sáu, Tám, Chín.

Chị Quý: Sinh năm Qúy Dậu, 1933, tên chồng là anh Vũ Quang, thôn Dương Cước, làm nghề thợ nề, sinh được con giai: Tiên, Sinh, Tài và con gái: Việt, Quy, Khuy, Miền, Thoa

Chị Gián: Sinh năm Mậu Dần, 1938, tên chồng là anh Nguyễn Vĩnh, cán bộ thoát ly ngành Tầu quốc, sinh được con giai: Trung con gái: Dung, Doanh, Anh

Chị Nhuần, sinh năm Nhâm Ngọ, 1942, tên chồng là anh Vũ Đảm, dạy cấp 3 ngoại ngữ (Nga văn), quê ở xã Đông Quang, huyện Đông Hưng hiện nay. Sinh được con giai: Tuyển, Duyệt con gái: Thi

II. Ngành ông Dởn

Ông bà Dởn sinh được 4 người con, 2 con giai: Phạm Kiên Quyết, Phạm Anh Tuấn. 2 con gái: Phạm Thị Hồng, Phạm Thị Minh Nguyệt. Sau khi anh Tuấn hy sinh, hai ông bà chuyển lên Bắc Thái ở với anh Quyết tháng 12.1976.

Anh Phạm Kiên Quyết sinh năm còn nhỏ học chữ Quốc ngữ, tốt nghiệp cấp II, học trường trung cấp lao động tiền lương 3 năm, sau ra công tác Lao động tiền lương thuộc xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Bắc Thái.

Chị Quyết tên là Hà Thị Hồng Cấp sinh năm . Chị Cấp thuộc dân tộc Tày, hồi còn nhỏ học chữ Quốc ngữ, tốt nghiệp cấp II, học trường Tài chính 3 năm, ra công tác Tài vụ thuộc xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Bắc Thái. (Hai anh chị cùng công tác một cơ quan)

Anh Quyết sinh được con. Giai gái
1. Phạm Thị Hồng Thu. 2, Phạm Thái Dương. 3, Phạm Thị Phương

Anh Phạm Anh Tuấn sinh năm 1954. Còn nhỏ học chữ Quốc ngữ, tốt nghiệp cấp II, năm 17 tuổi gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, chống Mỹ cứu nước. Anh vào Nam ngày tháng giêng năm Nhâm Tý (1972). Nhập ngũ 8-1971, vào Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 – 1974, hy sinh 7-9-1974. Chức vụ Thượng sỹ, tiểu đội trưởng. Được truy tặng Huân chương chiến sỹ Giải phóng hạng III.

Anh Tuấn khi còn ở nhà đã đính hôn với cô Nguyễn Thị Hoa (Con gái bà Độ, em anh Giản).

Chị Phạm Thị Hồng: Sinh năm .Tên chồng là Vũ Nhiễm, con giai thứ hai Cụ Vũ Tô, cùng thôn. Anh Nhiễm hiện đang công tác tại Chi cục Thống kê tỉnh Sơn La. Chị Nhiễm cùng công tác xếp chữ tại nhà in tỉnh Sơn La.

Anh chị Nhiễm sinh được con giai: Tiên, Tiến (Cụ Dởn viết nhầm là Tuyến), Hậu Con gái: Chúc

Phạm Thị Minh Nguyệt sinh năm học hết lớp 7, làm nghề thêu. Xây dựng với anh Nguyễn Giản ngày 2-89. Bính Thìn (10-1976).

III. Ngành Cụ Nhuyên
Ngành Cụ Nhuyên

Cụ Nhuyên quê ở thôn Phú Ân, giòng dõi Ông Đoàn Bưởng hiện nay. Cụ Nhuyên làm con nuôi Cụ Lý Hướng. Cụ Nhuyên sinh được 3 con giai: Hiền, Tuôn, Tuồn, 1 con gái: Kiều. (Ông Tuôn, Tuồn không người nối dõi).

Ông Hiền sinh được 4 con giai: Hản, Hán, Sở, Điển và một con gái: Nghênh. (Ông Hán không ai nối dõi)

Bà Hiền con Cụ Đĩnh (Giòng dõi nhà anh Lĩnh hiện nay)

Ông Hản sinh ra anh Chiểu.

Ông Sở sinh được con giai, Bà Sở tên là Con Cụ Lan đẻ ra Ông Hoàng A

Ông Phạm Điển sinh được con giai: con gái:

Bà Điển con Cụ Lãng

IV. Ngành Cụ Phạm Hữu

Cụ Phạm Hữu là con nuôi Cụ Trùm Lượng. Cụ Hữu sinh được 1 con giai: Phạm Đớm.

Cụ Đớm sinh ra ông Phạm Chiêm.

Cụ Chiêm được 3 con giai: Niêm, Sắc, Hài và 2 con gái: Dâu, Hin.

Ông Niêm sinh được 2 con giai: Niềm, Xem

Insert title here

Lên đầu trang